Sau gần nửa năm bị ảnh hưởng nặng nề bởi đợt dịch covid- 19 lần thứ tư - với sự bùng phát mạnh của làn sóng Covid-19 từ cuối tháng 4 - cùng với các đợt phong tỏa nghiêm ngặt, giãn cách kéo dài liên tiếp và không có lộ trình cụ thể cho doanh nghiệp mở cửa trở lại, đặc biệt là Quý III/2021 đã khiến hoạt động sản xuất kinh doanh trong nhiều lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề. Qua 9 tháng của năm, dưới tác động của dịch bệnh, đã có hơn 90 nghìn doanh nghiệp phải rời khỏi thị trường; hàng trăm nghìn doanh nghiệp khó khăn, đứng bên bờ phá sản; nền kinh tế suy giảm mạnh – với GDP quý 3 tăng trưởng âm - tới 6,17% so với cùng kỳ năm ngoái… Bước vào quý 4, với những tín hiệu tích cực từ “tâm dịch TP Hồ Chí Minh” và các tỉnh phía Nam, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 quốc gia khẳng định “Việt Nam đã kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh trên toàn quốc”. Nghị quyết 128 của Chính phủ đã mở ra cơ hội Tăng tốc để phục hồi kinh tế trong bối cảnh bình thường mới. Chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Đình Cung - Thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương bàn luận câu chuyện này.
Phần cuối Loạt bài “Tận dụng cơ hội bình thường mới: Tập trung 3 chân kiềng cho tăng trưởng kinh tế” với nhan đề “Thị trường nội địa - phục hồi và phát triển”.- Hiệu quả áp dụng giải pháp sản xuất, tiêu dùng bền vững tại các làng nghề - Thực tế từ làng nghề gốm Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
Khai mạc trọng thể kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV theo hình thức trực tuyến.- Triều Tiên xác nhận phóng thử thành công mẫu tên lửa mới.- Mỹ khẳng định tập trung mọi nỗ lực giải cứu các con tin bị bắt cóc tại Haiti đòi khoản tiền chuộc 1 triệu USD.
Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị ngày 10/12/2019 xác định đến năm 2025, tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn và phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh. Để hiện thực hóa mục tiêu đó, thời gian qua tỉnh Thừa Thiên Huế luôn mong mỏi được tiếp cận cơ chế, chính sách đặc thù cho địa phương.
Hơn một tuần, kể từ khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 128, hướng dẫn tạm thời về Ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”, quan sát thực tế cho thấy các địa phương “mỗi nơi mỗi kiểu”, còn gây nhiều phiền hà cho người dân và tiếp tục tạo ra những ách tắc không đáng có. Làm sao triển khai hiệu quả Nghị quyết 128, để thực hiện mục tiêu “Bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của người dân; hạn chế đến mức thấp nhất các ca mắc, ca chuyển bệnh nặng, tử vong do COVID-19; khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội; thực hiện mục tiêu kép, đưa cả nước chuyển sang trạng thái bình thường mới sớm nhất có thể, phấn đấu trong năm 2021”? Bình luận của Biên tập viên Ngọc Diệu.
Sau hơn 2 tuần mở cửa trở lại, giá thực phẩm ở TP.HCM đang dần ổn định, có mặt hàng chỉ còn 50% giá so với thời điểm giãn cách xã hội. Đó là do việc lưu thông hàng hoá đã thuận lợi hơn, hệ thống siêu thị và các chợ truyền thống đang hoạt động theo hướng thích ứng với công tác phòng chống dịch bệnh.
Sau khi Bình Dương trở về trạng thái “bình thường mới”, địa phương này liên tục xảy ra các vụ trộm cắp, cướp giật tài sản.
- Các nước Đông Nam Á lên kế hoạch cho giai đoạn bình thường mới - Indonesia yêu cầu bảo hiểm Covid 19 - Thái Lan sắp mở cửa du lịch vào ngày 01/11
- Tổ chức vận tải – đáp ứng yêu cầu “mở cửa” hoạt động kinh tế trong điều kiện bình thường mới-Giá thực phẩm giảm, tiểu thương vẫn thấp thỏm lo âu vì vắng khách-Tiêu điểm kinh tế địa phương: Hướng đi nào để Long An phục hồi kinh tế?
-TYM triển khai sản phẩm vốn mới hỗ trợ phụ nữ bị ảnh hưởng bởi Covid-19 phục hồi kinh tế, tạo việc làm - Cùng làm cho biển sạch hơn
Đang phát
Live