Tại Trung tâm phát thanh Quốc gia (58 Quán sứ - Hà Nội), Đài TNVN tổ chức buổi nói chuyện chuyên đề “Phát huy sức mạnh văn hóa Việt Nam trong giai đoạn mới”cho phóng viên, biên tập viên viết tin, bài mảng đề tài văn hóa. Buổi nói chuyện do PGS-TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa giáo dục của Quốc hội truyền đạt.
Tại sao lại khó xử lý hình sự tội trốn đóng bảo hiểm xã hội ?- Nét độc đáo của Lễ mừng cơm mới của người Tày ở Bình Liêu, Quảng Ninh.- Người dân thủ đô Hà Nội hào hứng tham gia “phiên chợ” đổi phế liệu, lấy rau xanh.
Với phương châm “Nông thôn mới – người dân phải được ấm no”, từ 1 huyện biên giới với 32% hộ nghèo, sau 10 năm xây dựng nông thôn mới Hương Sơn đã hoàn thành các mục tiêu đề ra, 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới.. Đáng nói là, số hộ nghèo chỉ còn 2,8%, phần lớn người dân đã làm chủ cuộc sống trên chính quê hương mình.
Vượt “bão dịch”, nhà giáo giáo dục nghề nghiệp tiếp lửa đam mê”.- Taylor Swift phá kỷ lục với album “Red” phiên bản mới và những thông tin âm nhạc Quôc tế nổi bật tuần qua.- nghe cô giáo Trương thị Ngọc hà, giáo viên trường chuyên biệt Tương Lai, thành phố Đà Nẵng chia sẻ về quá trình nuôi dạy những đứa trẻ kém may mắn, giúp chúng hòa nhập cộng đồng.
Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, Cộng hòa Séc và Slovakia đã quyết định thắt chặt các hạn chế mới đối với những người chưa tiêm phòng Covid-19.
Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá 15 đã kết thúc cuối tuần qua với rất nhiều nội dung được bàn thảo về tình hình kinh tế, xã hội, quốc kế dân sinh. Trong đó, có thể thấy vấn đề cải thiện môi trường kinh doanh được rất nhiều đại biểu quan tâm, nhất là trong bối cảnh đại dịch covid-19 tác động, ảnh hưởng nặng nề tới hoạt động của doanh nghiệp và thị trường.- Cùng bàn luận với khách mời là TS. Nguyễn Minh Thảo - Trưởng ban Môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh - Viện Nghiên cứu & Quản lý kinh tế Trung ương với chủ đề Cải thiện Môi trường kinh doanh trong bối cảnh bình thường mới, thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.
Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá 15 đã kết thúc sau 16 ngày rưỡi làm việc khẩn trương, khoa học, dân chủ và trách nhiệm cao. Một kỳ họp thu hút được sự quan tâm của đông đảo đồng bào, cử tri cả nước, khi mà Quốc hội đã nhạy bén, linh hoạt, sáng tạo trong tổ chức kỳ họp thích ứng với mọi điều kiện, hoàn cảnh. Với rất nhiều quyết sách được thông qua, Quốc hội đang ngày càng thể hiện tinh thần chủ động, đổi mới và trách nhiệm cao trước khi quyết định nhiều vấn đề hệ trọng của đất nước.
Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI) do Diễn đàn Kinh tế Thế giới công bố cho thấy, trong hai năm 2018 và 2019, Việt Nam tăng 10 bậc và đứng thứ 67 trên thế giới. Còn trong bảng xếp hạng Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2021 do Tổ chức Sở hữu trí tuệ công bố: Việt Nam vẫn duy trì xếp hạng trong nhóm 45 quốc gia dẫn đầu toàn cầu- xếp thứ 44/132 quốc gia và nền kinh tế, và trong nhóm các quốc gia có cùng mức thu nhập, Việt Nam tiếp tục giữ vị trí đứng đầu. Đây là những thành tựu đáng ghi nhận cho thấy chúng ta đã nhận thức được tầm quan trong của đổi mới sáng tạo đối với sự phát triển của đất nước. Tuy vậy, trong các báo cáo về KHCN và đổi mới sáng tạo, đổi mới công nghệ ở Việt Nam được công bố mới đây, các chuyên gia nhận định: trong giai đoạn phát triển tiếp theo của nền kinh tế để tiến tới trở thành nước phát triển, có thu nhập cao vào năm 2045, đòi hỏi chúng ta phải tập trung nhiều hơn vào việc nâng cao năng suất lao động thông qua đổi mới công nghệ và sáng tạo công nghệ. Nhưng cũng có một thực tế là hiện 90% doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và vừa- tiềm lực còn nhiều hạn chế thì việc đầu tư cho đổi mới công nghệ, đổi mới sáng tạo vẫn còn gặp nhiều khó khăn, rào cản. Cơ chế “đột phá” nào giúp doanh nghiệp Việt Nam đổi mới công nghệ, đổi mới sáng tạo? Đây sẽ là nội dung được chúng tôi đi sâu phân tích và bàn luận trong chương trình ĐỐI THOẠI hôm nay, với sự tham gia của các khách mời. - Ông Nguyễn Đức Hoàng- Phó cục trưởng Cục Ứng dụng và phát triển công nghệ (Bộ Khoa học và công nghệ). - Tiến sĩ Phạm Thu Hiền– Chuyên gia Mạng lưới nghiên cứu Data61, trực thuộc Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ của Khối thịnh vượng chung Australia. - Ông Trương Vĩnh Thành- Phó tổng giám đốc Tập đoàn Sao Mai (An Giang).
Sau khi thực hiện Nghị quyết 128 về thích ứng linh hoạt, an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, các địa phương đã trở lại cuộc sống bình thường mới với nhiều thay đổi trong công tác phòng chống dịch, đặc biệt là cách ly y tế. Đây là vấn đề mà người dân hết sức quan tâm, và ngay tại phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Y tế chiều qua, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng khẳng định, cách ly theo phương thức mới, không cách ly như cũ, để mọi người thực sự bình thường mới như các nước đang làm. Song thực tế các địa phương vẫn đang có cách làm còn khác nhau đối với cách ly F0, F1 tại cộng đồng. Vậy cách ly theo phương thức mới sẽ được thực hiện theo cách thức nào? Thời gian cách ly kéo dài bao lâu khi người dân đã được tiêm 1 đến 2 mũi vắc xin? Và quan trọng hơn là cần thống nhất phương thức cách ly y tế thay vì mỗi địa phương một cách làm khác nhau ảnh hưởng đến người bệnh và người nghi mắc bệnh.
- Kiểm soát bệnh dịch tả lợn Châu Phi những tháng cuối năm. - Ngành Lâm nghiệp tăng tốc để đạt mục tiêu tăng trưởng năm 2021. - Đảm bảo an toàn công trình thủy lợi Nam Sông Thương. - Vĩnh Phúc – Nông thôn mới vượt khó. - Yên Thế (Bắc Giang) phát triển kinh tế gắn với xây dựng nông thôn mới.
Đang phát
Live