Làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Kạn, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bắc Cạn cần tập trung phát triển 2 lĩnh vực đột phá là kinh tế rừng và phát triển du lịch.- Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ làm việc với Ban Thường vụ tỉnh ủy Thừa Thiên Huế.- Bão số 1 đang diễn biến nhanh và có thể là cơn bão mạnh.- Các địa phương đang khẩn trương sơ tán dân khỏi các vùng nuôi trồng thủy sản, khu vực trũng thấp.- TPHCM đang tiến sát đỉnh dịch tay chân miệng, khi chỉ trong 1 tuần qua đã ghi nhận thêm hơn 1.600 ca.- Anh chính thức tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).- Mỹ- Nhật - Hàn lần thứ 2 trong năm nay tập trận phòng thủ tên lửa, gia tăng động thái ứng phó trước Triều Tiên.- Kho vũ khí của Hải quân Thái Lan bị đánh cắp hơn 400.000 băng đạn.
Làm việc với Ban thường vụ Tỉnh ủy Bắc Kạn sáng nay 16/7, Thủ tướng Chính Phủ Phủ Phạm Minh Chính đề nghị tỉnh cần tập trung khai thác tối đa thế mạnh về rừng và phát triển kinh tế rừng với 3 mũi nhọn là bán chứng chỉ carbon; phát triển điện sinh khối; phát triển công nghiệp sinh phẩm từ rừng. Cùng tham gia buổi làm việc có Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng Nông nghiệp Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Kạn Hoàng Duy Chinh, cùng lãnh đạo các ban, bộ ngành trung ương và địa phương.
Hiện nay, người nuôi bò thương phẩm ở tỉnh Tiền Giang và Bến Tre gặp khó do giá bò liên tục giảm mạnh. Nghề nuôi bò vất vả nhưng hiệu quả kinh tế không cao, người chăn nuôi đang thu hẹp mô hình.
Năm 2023, ngành Nông nghiệp được nhận định sẽ đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, đặc biệt về xuất khẩu. Tuy nhiên, nhờ chủ động tháo gỡ vướng mắc, vượt qua khó khăn để gia tăng xuất khẩu nên 6 tháng đầu năm nay, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 24,59 tỷ USD. Phân tích cụ thể vào từng ngành hàng thấy nổi lên rất nhiều điểm sáng, giá trị xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD như: Rau quả, cao su, gạo, hạt điều, tôm, sản phẩm gỗ… Trong đó, rau quả là một trong những mặt hàng có sự tăng trưởng mạnh, đóng góp vào thành công chung của xuất khẩu thời gian qua. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu riêng mặt hàng rau quả tính trong 6 tháng năm nay lên 2,75 tỷ USD, tăng 55,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Và hiện nay, rau quả đang là nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất trong lĩnh vực nông sản. Ông Lê Thanh Hoà – Phó Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường, Bộ NN&PTNT cùng bàn luận câu chuyện này.
Tiếp tục chuyến công tác tại Tây Nam Bộ, chiều 28/6, tại Cần Thơ, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang và đoàn công tác của Trung ương có buổi Hội nghị trực tuyến với các địa phương vùng ĐBSCL về công tác lãnh đạo, chỉ đạo chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định; Phân giới cắm mốc; Phòng chống tội phạm ma túy, mua bán người; Chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
Theo chương trình làm việc của Kỳ họp thứ Năm, Quốc hội khóa 15, chiều mai, Quốc hội sẽ Biểu quyết thông qua Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh. Có tính kế thừa Nghị quyết 54 năm 2017 nên các đại biểu thường gọi đây là Nghị quyết 54 mới. Theo các đại biểu quốc hội đoàn Thành phố Hồ Chí Minh, đây là nghị quyết để thành phố bứt phá mạnh mẽ hơn với tinh thần “thành phố Hồ Chí Minh vì cả nước, cả nước vì thành phố Hồ Chí Minh.
Sáng nay, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Phong trào toàn dân bảo về an ninh tổ quốc Trung ương tổ chức Hội thảo “Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc trong tình hình mới”.
Theo thống kê của Cục Trồng trọt, Bộ NN&PTNT, sản lượng trái vải thiều vụ mùa năm nay vào khoảng 330.000 tấn. Cùng với việc đẩy mạnh các chương trình xúc tiến thương mại, tìm đầu ra để xuất khẩu vào các thị trường cho giá trị cao thì với đặc thù mùa vụ, khai thác ngắn ngày, ngành công thương nhấn mạnh vai trò của thị trường trong nước đối với tiêu thụ trái vải thiều chín rộ trong tháng 6 này. PV Nguyên Long thông tin
Báo cáo của Bộ Tài chính cho thấy, tiến độ giải ngân đầu tư công vẫn rất chậm. 5 tháng qua, vẫn còn 39 bộ và 16 địa phương giải ngân đạt dưới 15% kế hoạch vốn; trong đó có 32 bộ và 5 địa phương giải ngân dưới 10%. Từ thực tế này đòi hỏi phải có giải pháp hữu hiệu từ các bộ, ngành đến các địa phương tập trung rà soát, tăng cường năng lực, trách nhiệm trong chỉ đạo, điều hành, quản lý công tác giải ngân vốn đầu tư công. PV Xuân Lan phản ánh:
Cách đây hơn 75 năm, ngày 11/6/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc; mở đầu cho hàng loạt phong trào thi đua yêu nước sôi nổi, rộng khắp, tạo động lực to lớn làm nên thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Tới nay, những quan điểm về thi đua yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị và rất cần được tăng cường, đẩy mạnh để góp phần vào công cuộc phát triển đất nước, đặc biệt trong đó cần gắn thi đua yêu nước với việc xây dựng đội ngũ cán bộ 6 dám, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách và quyết liệt trong hành động vì lợi ích chung. Chương trình Đối thoại hôm nay bàn luận về nội dung này với sự tham gia của hai vị khách mời là ông Trần Hữu Hậu, Đại biểu Quốc hội khóa 15 và GS.TSKH Phan Xuân Sơn, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh:
Đang phát
Live