Diễn viên Mạnh Hưng- người không ngại bị ghét khi vào các vai phản diện.- Ngôi nhà bình dị của Đại tướng Võ Nguyên Giáp bên dòng Kiến Giang.
Thách thức toàn cầu hậu đại dịch và câu chuyện thích ứng.- Hàng Nhật được ưa chuộng tại Việt Nam, bị làm giả nhiều.- Hội nghị văn hoá toàn quốc: Công tác văn hóa sẽ có sự đổi mới, chuyển biến tiến bộ mạnh mẽ hơn.- Việt Nam - Nhật Bản: Ký kết các thỏa thuận trị giá nhiều tỷ đô la.- Gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ thi công dự án Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch I trọng điểm quốc gia.
Hôm nay 24/11, Ban Bí thư Trung ương Đảng chủ trì tổ chức Hội nghị Văn hoá toàn quốc bằng hình thức trực tuyến đến 63 điểm cầu trong cả nước, nhân dịp tròn 75 năm ngày diễn ra Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất được triệu tập ngày 24/11/1946. 75 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta kế thừa, phát triển và phát huy những truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc, không ngừng sáng tạo những giá trị văn hoá mới thấm đẫm tinh thần yêu nước, lý tưởng xã hội chủ nghĩa và tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới, đưa đất nước vững bước trong xu thế phát triển của nhân loại tiến bộ. Đó chính là sức mạnh hiện thực của văn hóa Việt Nam. Hội nghị văn hóa toàn quốc nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ 13 của Đảng, với mục tiêu: Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Hội nghị cũng có một ý nghĩa quan trọng, mở ra bước ngoặt trong vấn đề chấn hưng và phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững với khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Vậy, phát huy giá trị văn hóa, xây dựng con người mới, hệ văn hoá mới của Việt Nam như thế nào trong giai đoạn hiện nay? GS Phong Lê, nguyên Viện trưởng Viện Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và PGS -TS Nguyễn Toàn Thắng- Nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa và phát triển, Học viện Chính trị quốc gia cùng bàn luận về câu chuyện này.
Tại Trung tâm phát thanh Quốc gia (58 Quán sứ - Hà Nội), Đài TNVN tổ chức buổi nói chuyện chuyên đề “Phát huy sức mạnh văn hóa Việt Nam trong giai đoạn mới”cho phóng viên, biên tập viên viết tin, bài mảng đề tài văn hóa. Buổi nói chuyện do PGS-TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa giáo dục của Quốc hội truyền đạt.
Bất chấp những cảnh báo rủi ro, trái phiếu doanh nghiệp vẫn tăng mạnh- Đề xuất giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất trong nước để kích cầu thị trường- Thị trường chứng khoán giảm mạnh, nhà đầu tư thận trọng trước khi đầu tư
Giải pháp nào để chấm dứt kiểu dạy và học văn mẫu?- Làng gốm cổ Vĩnh Hồng - làng gốm cổ duy nhất ở vùng “đất mỏ” hơn 200 năm tuổi.- Thầy giáo làng giàu lòng nhân ái - thầy giáo Ngô Mạnh Cường (xã Sơn Công, huyện Ứng Hòa, Hà Nội).
Ở tỉnh Hà Nam có một người đàn ông gần 40 năm cưu mang hàng trăm mảnh đời lang thang, cơ nhỡ và kết nối để họ trở về với gia đình. Nhiều người xung quanh cảm phục tấm lòng nhân hậu khi thấy ông đưa cả những người điên bị lạc ngoài đường về nuôi và âm thầm làm những công việc nhân đức mà lòng trắc ẩn mách bảo. Vậy người đàn ông này là ai? Chương trình Chân dung cuộc sống hôm nay kể về người đàn ông này.
- Khu dự trữ sinh quyển Cao nguyên Kon Hà Nừng: Cộng đồng Bahnar đoàn kết giữ rừng nguyên sinh - Hà Nội đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP - Chăm sóc cá nuôi thời tiết giao mùa
Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Chính phủ xác định xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số, xã hội số và nền kinh tế số là một trong những ưu tiên hàng đầu để tạo ra những nền móng vững chắc cho việc chuyển đổi số toàn diện trong giai đoạn 2021-2030. Nhằm triển khai hiệu quả chủ trương này, Chính phủ đã hết sức quan tâm chỉ đạo thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, đẩy mạnh thanh toán điện tử, đặc biệt là trong thời gian gần đây khi mà dịch covid 19 diễn biến phức tạp.
Thời điểm này, nước ta đã bước sang tháng thứ 6 đối phó với dịch COVID-19. Nếu tính từ thời điểm bùng phát đợt dịch thứ tư vào cuối tháng 3 năm nay, so với các đợt dịch trước, đợt dịch này đã để lại những tác động nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội. Tỷ lệ người mắc Covid-19 và tử vong liên tục ở mức cao, đòi hỏi phải có chiến lược chống dịch linh hoạt, phù hợp với từng giai đoạn, thậm chí là từng thời điểm. “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”. Chính trong những thời điểm cam go, dưới sự lãnh đạo sáng tạo, quyết liệt của Đảng, Quốc hội, sự điều hành bao quát, linh hoạt sát với tình hình thực tế của Chính phủ, cùng với quyết tâm cao của các Bộ, ngành, địa phương và tinh thần đoàn kết toàn dân tộc, đã giúp cho thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh tâm dịch phía Nam, cũng như cả nước cơ bản từng bước kiểm soát được dịch bệnh. Nhiều khu vực chịu hậu quả nặng nề nhất đã bắt đầu bước vào giai đoạn phục hồi.Dù phía trước vẫn còn nhiều khó khăn, bởi dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, tốc độ lây lan nhanh chóng, bất ngờ, khó đoán định, nhưng cả nước vẫn quyết tâm “CHUNG SỨC- ĐỒNG LÒNG VƯỢT QUA ĐẠI DỊCH”. Đây cũng là nội dung loạt bài do nhóm phóng viên Ban Thời sự (VOV1) thực hiện. Bài 1 với tiêu đề: Đoàn kết - sức mạnh nội sinh để vượt qua đại dịch.
Đang phát
Live