Với chủ đề “Trẻ em tham gia xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện, lành mạnh cho trẻ em”, Diễn đàn trẻ em quốc gia lần thứ 7, năm 2023 đang diễn ra tại Thủ đô Hà Nội, với sự tham dự của 188 em, đến từ 43 tỉnh, thành phố và đơn vị, đại diện cho 25 triệu trẻ em trong cả nước. Tham gia diễn đàn, các đại biểu trẻ em được chia sẻ các sáng kiến, giải pháp mà các em đã thực hiện; là nơi trẻ em được cung cấp thông tin, được gặp gỡ lãnh đạo các bộ, ngành, đơn vị, địa phương; được nói lên ý kiến, nguyện vọng của mình để lãnh đạo chính quyền các cấp, các thầy cô giáo và cả các bậc phụ huynh lắng nghe, xem xét và đáp ứng nguyện vọng của các em. Qua đó, giúp trẻ em chung sức cùng người lớn tạo lập cuộc sống an toàn, thân thiện và lành mạnh cho mọi trẻ em. Phóng viên Hà Nam phỏng vấn bà Nguyễn Thị Nga, Phó Cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) về nội dung này:
Việt Nam là quốc gia biển với tiềm năng, giá trị từ biển đem lại vô cùng to lớn. Biển đã mang lại nguồn sống, sinh kế cho hàng triệu ngư dân đánh bắt trực tiếp và lao động nghề biển gián tiếp. Tuy nhiên, từ trước đến nay, ngư dân nước ta khai thác giá trị từ biển chủ yếu từ đánh bắt mà ít chú trọng đến nuôi trồng và bảo tồn nên nguồn lợi thuỷ sản đang dần cạn kiệt. Biển đảo cũng đang đứng trước những nguy cơ do tác động của biển đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường…Vì thế phát triển kinh tế biển xanh đang là xu hướng của nhiều nước trên thế giới, trong đó có nước ta. Điều này cũng đã được khẳng định trong Nghị quyết số 36 Hội nghị Trung ương 8 khóa XII “Về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”: “không đánh đổi môi trường lấy phát triển kinh tế biển” và nhấn mạnh phát triển bền vững kinh tế biển trên nền tảng tăng trưởng xanh, bảo tồn đa dạng sinh học, các hệ sinh thái biển. Mời quý vị và các bạn cùng tìm hiểu về câu chuyện phát triển kinh tế biển xanh từ Nghị quyết 36 của Đảng qua phỏng vấn của PV Đài Tiếng nói Việt Nam với ông Lê Minh Hoan, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Việt Nam là quốc gia biển, với đường bờ biển dài hơn 3.260 km và hơn 3.000 hòn đảo bao gồm 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Kinh tế biển chính là động lực, là tiền đề quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại và hợp tác quốc tế. Biển cho những mẻ cá đầy khoang, những bãi tắm cát trắng trải dài với làn nước biển trong xanh, những nguồn năng lượng dồi dào, và là con đường hàng hải kết nối Việt Nam với thế giới… Giữ biển xanh để phát triển kinh tế biển bền vững là điều cấp thiết. Bởi đời sống kinh tế, văn hóa của người dân gắn liền với biển. Biển được coi là không gian sinh tồn, phát triển và an ninh của dân tộc.
Đồng bằng sông Cửu Long - vùng có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Không chỉ nổi tiếng là vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước, ĐBSCL còn là trung tâm sản xuất thủy sản với 65% sản lượng và 60% giá trị xuất khẩu của cả nước. Với 28 địa phương giáp biển thì ĐBSCL có đến 7/13 tỉnh thành có ranh giới giáp biển, gồm Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang. Đường bờ biển kéo dài từ Đông sang Tây có chiều dài trên 735 km, hơn 150 hòn đảo lớn nhỏ tạo ra thềm lục địa cho đánh bắt thủy sản gấp 2 lần đất liền. Nhờ đó, Đồng bằng sông Cửu Long đóng vai quan trọng về chiến lược phát triển kinh tế biển quốc gia. Hiện nay, hàng triệu ngư dân ĐBSCL đang sống nhờ vào nuôi trồng và khai thác biển, nhưng biển và ngư dân cũng đang đối diện với nhiều nguy cơ rủi ro từ biến đổi khí hậu, suy giảm hệ sinh thái, biến động của bất ổn kinh tế toàn cầu...đe doạ đến an ninh lương thực, an ninh nguồn nước và sinh kế của chính họ. Phát triển kinh tế biển xanh chính là chìa khóa để ĐBSCL giữ biển mạnh giàu. Chuyên mục Mạnh giàu từ biển quê hương hôm nay với phóng sự “Kinh tế biển bền vững, bước đi từ tư duy kinh tế biển xanh” do nhóm PV Đài TNVN thực hiện.
Hải quân nhân dân Việt Nam là lực lượng nòng cốt trong bảo vệ chủ quyền biển đảo của tổ quốc. Để thực hiện nhiệm vụ cao cả này, lực lượng hải quân ngày càng được rèn luyện tinh nhuệ và trang bị các thiết bị vũ khí hiện đại, ngang tầm thế giới. Trong đó, lực lượng tàu ngầm đã được thành lập hơn 12 năm qua, với lớp tàu Kilo 636 hiện đại, hoạt động bí mật cao, có khả năng tác chiến hiệp đồng và độc lập tác chiến, đủ sức răn đe và mối đe dọa lớn đối với các tàu ngầm, tàu mặt nước của đối phương trong tác chiến. Các cán bộ chiến sĩ trong lực lượng tàu ngầm được rèn luyện cả bản lĩnh chính trị và chuyên môn kỹ thuật cao để làm chủ những con tàu hiện đại chinh phục lòng biển, sẵn sàng tham gia các phương án tác chiến cao nhất; kịp thời đáp ứng nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vững chắc biển đảo trong tình hình mới. Trong chuyên mục “Mạnh giàu từ biển quê hương” hôm nay, phóng sự về nội dung này với nhan đề: “Ước mơ chinh phục lòng biển”.
Trung Quốc tuyên bố sẽ trấn áp mạnh tay hành vi gian lận viễn thông ở nước ngoài và xử lý nghiêm những kẻ đồng phạm trong nước. Trấn áp các hoạt động tội phạm như gian lận viễn thông và đánh bạc trực tuyến là một trong những chủ đề được trao đổi thường xuyên giữa Trung Quốc và Myanmar.
Biển đảo là không gian sinh tồn, gắn bó với người dân Việt Nam như máu thịt, hình thành tập quán sinh hoạt và văn hoá biển đa dạng ở nhiều vùng miền trên cả nước. Bao đời nay, những ngư dân can trường bám biển, vừa để mưu sinh, phát triển kinh tế vừa góp phần giữ vững mảnh đất thiêng liêng, một phần máu thịt của Tổ quốc ngoài khơi xa. Những con tàu đánh cá của ngư dân ngày ngày giong buồm ra biển, mang về khoang nặng cá đầy, mang về những sản vật quý báu mà biển cả ban tặng. Trong tiết mục Mạnh giàu từ biển quê hương hôm nay, nhóm PV Đài Tiếng nói Việt Nam thực hiện phóng sự “Giong buồm ra biển” .
Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu Thủy sản Việt Nam ( VASEP), sau thời gian giữ ở mức cao giá thức ăn cá tra đã giảm, qua đó giúp nông dân đẩy mạnh thả nuôi so với thời điểm đầu năm nay.
Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Áo Alexander Van der Bellen, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Võ Văn Thưởng và Phu nhân sẽ thăm chính thức Cộng hòa Áo từ ngày 23-25/7. Hải Đăng, phóng viên thường trú Đài TNVN phụ trách khu vực Đông Âu trao đổi với Đại sứ Việt Nam tại Áo Nguyễn Trung Kiên trước thềm chuyến thăm chính thức của Chủ tịch nước.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự khai mạc kỳ họp thứ 18, HĐND tỉnh Quảng Trị, nhiệm kỳ 2021-2026.- Bão số 1 đang rất mạnh, dự báo đêm nay, rạng sáng mai sẽ đi vào Vịnh Bắc Bộ. Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm Công điện số 646 của Thủ tướng Chính phủ, tuyệt đối không được chủ quan, lơ là với bão.- Bộ Giáo dục và Đào tạo có một số lưu ý trước khi chính thức công bố điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2023 vào sáng mai.- Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an công bố hơn 153.000 biển số ô tô được đưa ra đấu giá lần 1, dự kiến diễn ra vào tháng 8 tới.- Mỹ và Trung Quốc khởi động cuộc đàm phán sâu rộng về vấn đề khí hậu.- Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố sẵn sàng đàm phán với Triều Tiên về chương trình vũ khí hạt nhân.- Đã có 40 người thiệt mạng do mưa lớn kéo dài tại Hàn Quốc. Trong khi tại Nhật Bản nơi thì nắng nóng như thiêu đốt, nơi thì mưa lũ vẫn tiếp diễn.
Đang phát
Live