Trong bối cảnh thế giới vẫn phải loay hoay đối phó với tình trạng nóng lên của Trái Đất khi các cam kết về cắt giảm khí thải carbon không được tuân thủ nghiêm túc, nhất là những nước phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính hàng đầu thế giới, hội nghị COP26 diễn ra từ hôm nay đến ngày 12-11 tới được kỳ vọng sẽ tạo bước tiến quan trọng trong việc đặt ra các mục tiêu về khí thải trên toàn thế giới nhằm làm chậm lại quá trình Trái Đất ấm lên. Tại hội nghị COP26, nước chủ nhà Anh hy vọng thuyết phục các nhà lãnh đạo thế giới đạt được đồng thuận về một thỏa thuận khí hậu quan trọng và một kế hoạch triệt để hơn nhằm giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Cảm nhận hoa sữa trong lòng người Hà Nội.- Kết dư bảo hiểm xã hội.- Cô bé bảo vệ môi trường.
- Các Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị giải quyết những bất cập của Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 - Phỏng vấn PGS.TS Trương Mạnh Tiến, Chủ tịch Hội Kinh tế và Môi trường Việt Nam - Ngôi trường xanh ở Indonesia
Dự thảo Nghị định hướng dẫn thực hiện Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 do Bộ Tài nguyên và Môi trường soạn thảo dù mới đang trong quá trình thẩm định, nhưng đã vấp phải sự phản ứng của nhiều chuyên gia và cộng đồng doanh nghiệp. Có đến 11 Hiệp hội, ngành hàng đã gửi chung kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ về 6 nội dung bất cập trong Dự thảo Nghị định mang tính thiếu khả thi, thậm chí là chưa phù hợp với Luật. Trong khi đó, Dự thảo Nghị định này được cho là sẽ ảnh hưởng sâu rộng đến hầu hết các ngành sản xuất và điều chỉnh các vấn đề quan trọng đối với các doanh nghiệp.
Linh hoạt kết nối, tiêu thụ hàng hóa trong nước và xuất khẩu.- Việt Nam tiếp tục tạo môi trường thu hút đầu tư nước ngoài.- Kiểm toán môi trường - thúc đẩy quá trình áp dụng sản xuất bền vững tại các doanh nghiệp khai khoáng.
Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng- Bác sĩ trẻ phát triển 'hệ sinh thái y khoa online' giữa dịch Covid-19.
- Doanh nghiệp kiến nghị lùi thời hạn áp dụng Nghị định về môi trường - Phỏng vấn PGS.TS Nguyễn Thế Chinh, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược chính sách Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường
Việt Nam là một trong hơn 180 quốc gia tích cực hưởng ứng Chiến dịch "Làm cho thế giới sạch hơn” diễn ra hàng năm. Thông qua các hoạt động thiết thực, Việt Nam khẳng định quyết tâm “Cùng hành động để thay đổi thế giới”, xây dựng môi trường sống xanh để phát triển bền vững. Hưởng ứng thông điệp ngày “Làm cho thế giới sạch hơn” năm nay -“Không có hành tinh thứ 2- Làm sạch bằng hành động, chứ không phải suy nghĩ”, nhiều chương trình, hoạt động thu gom rác thải, làm sạch bãi biển…đã được triển khai tại nhiều tỉnh thành trên cả nước.
Chiều nay 27/9, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ đã tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “COVID-19 và FDI: Tác động và triển vọng”, để các đại biểu cùng bàn luận và chia sẻ về môi trường đầu tư ổn định, an toàn và hấp dẫn với nhiều tiềm năng, lợi thế nổi trội của Việt Nam, nhất là trong thời điểm dịch COVID 19 diễn biến phức tạp. Tham gia Toạ đàm có Lãnh đạo các Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Y tế; lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh; tỉnh Đồng Nai và đại diện doanh nghiệp FDI. PV Xuân Lan đưa tin:
Trong 3 năm, trên cương vị Chủ tịch Tổ chức các cơ quan Kiểm toán tối cao châu Á (ASOSAI) nhiệm kỳ 2018 - 2021, Kiểm toán Nhà nước Việt Nam đã thể hiện vai trò dẫn dắt, cùng Ban Điều hành và các cơ quan Kiểm toán tối cao thực hiện thành công Kế hoạch chiến lược của ASOSAI, đặc biệt là thực hiện thành công Tuyên bố Hà Nội về "Kiểm toán môi trường vì sự phát triển bền vững". Những đóng góp của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam vì sự phát triển chung của cộng đồng ASOSAI được các thành viên và cộng đồng quốc tế ghi nhận, thu hút sự quan tâm của các đối tác phát triển, củng cố năng lực, kỹ thuật và chuyên môn nghề nghiệp để giúp ASOSAI trở thành Tổ chức kiểm toán tối cao chuyên nghiệp, hiện đại, tuân theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế, từ đó nâng cao năng lực, uy tín của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế.
Đang phát
Live