Việt Nam thuộc nhóm các quốc gia có lượng người dùng Internet lớn nhất thế giới, với gần 70 triệu người dùng, chiếm khoảng 70% dân số. Trong đó 1/3 là người chưa thành niên và thanh niên ở độ tuổi từ 15 đến 24. Với đặc điểm lứa tuổi, khi tiếp cận với những thông tin xấu độc trên internet, trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương và để lại hậu quả nặng nề. Vậy bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng có được coi là vấn đề đáng báo động hiện nay hay không? Pháp luật đã có những biện pháp bảo vệ trẻ em như thế nào và cần hoàn thiện như thế nào trong thời gian tới? Luật sư Nguyễn Văn Tú, giám đốc Công ty luật Fanci, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội bàn luận về nội dung này:
Làm thế nào để bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng?- Cảnh sát giao thông và công an thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi góp tiền mua xe máy tặng người dân có hoàn cảnh khó khăn từng bị tịch thu xe.- Mô hình quả bóng đá lớn nhất thế giới được xếp từ những mảnh ghép Lego để chào mừng mùa giải vô địch bóng đá châu Âu – EURO 2020.
- Thái Nguyên: Nhiều trang trại chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường - Phỏng vấn Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà về giải pháp khắc phục tình trạng "trên nóng, dưới lạnh" trong công tác quản lý môi trường - Phụ nữ Sóc Trăng với mô hình “Biến rác thành tiền”
1 triệu liều vaccine COVID19 Astra Zeneca – quà tặng của Chính phủ, người dân Nhật Bản về đến Việt Nam hôm nay 16/6.- Việt Nam có nhà bảo tồn đầu tiên được vinh danh tại Giải thưởng môi trường lớn nhất thế giới.- Đội tuyển bóng đá quốc gia làm nên lịch sử, khi trở thành đại diện duy nhất của bóng đá Đông Nam Á góp mặt ở vòng loại cuối cùng World Cup 2022 khu vực châu Á.- Chính phủ Mỹ công bố chiến lược chống chủ nghĩa cực đoan trong nước.- Các nhà nghiên cứu Australia đang chế tạo trái tim nhân tạo hoạt động hoàn chỉnh đầu tiên trên thế giới.- Vòng chung kết Euro 2020 tiếp tục sôi động với 2 trận đấu Bồ Đào Nha gặp Hungary và trận so găng đầy duyên nợ giữa đội tuyển Đức và Pháp.
Thời gian gần đây, có những cuộc livestrem của những cá nhân trên mạng xã hội bỗng chốc trở thành hiện tượng, lập kỷ lục với hàng trăm nghìn lượt theo dõi và chia sẻ trên facebook. Đáng nói là, trong những livestream này, sử dụng ngôn từ mang tính chất xúc phạm danh dự, nhân phẩm của các tổ chức, cá nhân khác. Và dù bị nhận xét là phản cảm và có dấu hiệu vi phạm pháp luật, những livestream này vẫn có đất sống bởi được hàng triệu người sử dụng mạng xã hội ủng hộ, ca tụng, thậm chí có cả những bài báo tung hô và đua theo hiện tượng này để câu View. Họ vô tình “hà hơi, tiếp sức” cho không ít nội dung thiếu lành mạnh trên mạng xã hội. Câu hỏi đặt ra là: Làm sao để loại trừ đến mức tối đa những hành động lợi dụng tính năng livestream phục vụ cho mục đích cá nhân, không chính đáng? Làm sao để chấn chỉnh tình trạng xúc phạm, bôi nhọ người khác trên môi trường mạng, qua đó làm sạch “rác” trên mạng xã hội?
Báo cáo đánh giá dịch vụ hệ sinh thái toàn cầu 2019 cho thấy, 75% hệ sinh thái trên bề mặt trái đất đã có sự thay đổi, 85% diện tích khu vực đất ngập nước bị mất đi. Suy thoái đất làm giảm 23% năng suất các hệ sinh thái cạn, khoảng từ hơn 200 đến hơn 500 tỉ đô la Mỹ từ sản lượng cây trồng toàn cầu hàng năm đối mặt với rủi ro cao do mất nguồn hỗ trợ cho thụ phấn. Trong khi đó, sự suy thoái của hệ sinh thái đất và biển làm giảm phúc lợi của 3,2 tỉ người và làm mất khoảng 10% tổng sản phẩm toàn cầu hàng năm do mất các loài và dịch vụ hệ sinh thái. Theo tính toán, việc khôi phục 350 triệu ha đất bị thoái hóa từ nay đến năm 2030 có thể tạo ra 9 nghìn tỉ đô la Mỹ giá trị dịch vụ hệ sinh thái và hấp thu thêm 13-26 tỉ tấn khí thải nhà kính từ khí quyển. Chính vì vai trò quan trọng của hệ sinh thái nên Chương trình Môi trường Liên hợp quốc đã chọn chủ đề của Ngày Môi trường thế giới năm nay (05/06) là: Phục hồi hệ sinh thái. Vậy Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức như thế nào? Và Việt Nam cần phải làm gì để phục hồi hệ sinh thái. Đây là nội dung Chương trình Đối thoại ngày hôm nay.
Mất đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu và ô nhiễm gia tăng, 3 mối đe dọa nghiêm trọng nhất về môi trường mà thế giới đang phải đối mặt. Với việc phát động “Thập kỷ phục hồi hệ sinh thái”, Ngày môi trường thế giới năm nay là cơ hội để Liên hợp quốc huy động "nỗ lực chưa từng có giúp chữa lành Trái Đất ".
- Tăng trưởng tín dụng khởi sắc.- Cần các giải pháp hỗ trợ thiết thực hơn cho doanh nghiệp.-Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) đề xuất được ưu tiên mua vaccine cho cán bộ công nhân viên, người lao động.- Giá vật liệu xây dựng tăng-Hàng loạt công trình có nguy cơ chậm tiến độ.
Không mất tiền đổ nhiên liệu, không cần “mỏi mắt” tìm chỗ đậu xe, lại thân thiện với môi trường, tốt cho sức khỏe và hơn hết là an toàn trong thời kỳ dịch bệnh, xe đạp đang trở thành xu hướng đi lại “hot” nhất hiện nay. Nhân Ngày quốc tế xe đạp 03/06, Liên hợp quốc đặc biệt nhấn mạnh những giá trị linh hoạt và bền vững của việc đạp xe, một phương tiện giao thông bền vững, giá cả phải chăng, sạch và thân thiện với môi trường.
- Đi tìm dấu vết Sao La - Việt Nam chủ động bước vào 'thập kỷ phục hồi hệ sinh thái' - Giải đáp câu hỏi môi trường
Đang phát
Live