
Hiện nay ở một số mỏ than vùng Quảng Ninh đang tồn đọng một lượng lớn đất đá lẫn than, ước tính có thể lên tới hàng triệu tấn. Sản phẩm này có lẫn một lượng than khoảng 20% sinh ra do quá trình bóc, mở vỉa, hoặc đào đường lò mới. Nhằm triệt để thu hồi tài nguyên, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đang chỉ đạo các đơn vị phát huy tối đa dây chuyền thiết bị và các giải pháp kỹ thuật công nghệ, nâng cao tỷ lệ thu hồi than từ đất đá lẫn than và các sản phẩm ngoài than. Xác định hoạt động sản xuất, khai thác, chế biến than - khoáng sản tác động không nhỏ đến môi trường nên TKV chú trọng gắn chặt sản xuất với bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.
Thưa quý vị và các bạn! Cùng với xu hướng phát triển kinh tế, quá trình đô thị hóa thì việc phát triển xây dựng cơ bản là một tất yếu khách quan để tạo ra cơ sở hạ tầng phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, cùng với những mặt tích cực thì hoạt động xây dựng cơ bản trong những năm qua cũng đã tác động không nhỏ vào việc gây ô nhiễm môi trường (như: tiếng ồn, khói, bụi, phế liệu xây dựng,…) làm ảnh hưởng tới môi trường sống của nhân dân. Nhận thấy tính cấp thiết của vấn đề này, Nhà nước và Chính phủ đã đưa ra các quy định về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực này nhằm hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có hành động hợp lý nhất. Trong Chương trình Chuyên gia của bạn hôm nay, với sự phối hợp của Trung tâm truyền thông tài nguyên và môi trường – Bộ Tài nguyên và môi trường và sự tham gia của 2 vị khách mời, chúng tôi sẽ giải đáp cụ thể những thắc mắc của thính giả liên quan đến các quy định của pháp luật về vấn đề bảo vệ môi trường trong hoạt động xây dựng theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2020. Xin trân trọng giới thiệu: - PGS. TS Bùi Thị An - Nguyên Đại biểu Quốc hội, Viện trưởng Viện Tài nguyên môi trường và phát triển cộng đồng - Và Tiến sỹ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam.
Ngay đầu năm học mới, Trường TH, THCS, THPT Quốc tế Chồi Xanh đóng tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam bất ngờ ra thông báo đóng cửa, khiến hàng loạt phụ huynh có con em theo học tại đây bị sốc khi họ đã đóng học phí hơn 14 tỷ đồng, nhưng con em rơi vào cảnh không có trường học.
Phân loại rác thải từ nguồn làm sao hiệu quả, các địa phương phải triển khai hướng dẫn người dân phân loại rác theo lộ trình chậm nhất đến ngày 31/12/2023.- Liên minh châu Âu trước nhu cầu cấp bách mở rộng khối.- Vì sao tiền dành cho đồng bào nghèo dân tộc thiểu số “bị nhốt” trong Kho bạc?- Người dân Pakistan ở vùng bị lũ lụt xây lại những ngôi nhà chắc chắn và thân thiện với môi trường hơn.
Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi)- Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, nguyên Bí thư Thành ủy Hải Phòng tạo nên sự thay đổi lớn trong sự phát triển của Hải Phòng- Từ năm 2021 đến nay, TP.HCM giải tỏa 98% các điểm ô nhiễm môi trường- Tân Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin tiếp nhận sắc phong, cam kết nỗ lực mang lại bình đẳng, hạnh phúc và thịnh vượng cho người dân Thái Lan- Các nhà lãnh đạo khối BRICS đề cập mở rộng khối- Người đứng đầu tập đoan quân sự tư nhân Wagner mặt trên chiếc máy bay rơi phía bắc thủ đô Mascova
Sáng 23/8, Hội nghị Bộ trưởng Môi trường ASEAN lần thứ 17 đã diễn ra tại thủ đô Vientiane, Lào. Hội nghị do bà Bounkham Vorachit, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Lào chủ trì. Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân làm trưởng đoàn .
Luật bảo vệ môi trường 2020 đã tiếp cận phương pháp quản lý môi trường đối với dự án đầu tư dựa trên các tiêu chí môi trường; kiểm soát chặt chẽ các dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao. Những quy định trong Luật Bảo vệ môi trường 2020 là bước cải cách lớn, quan trọng để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp an tâm đầu tư, đồng thời bảo vệ môi trường, góp phần đưa Việt Nam phát triển bền vững. Tuy nhiên, thực tế triển khai, một số doanh nghiệp, nhà đầu tư có những sai phạm về tiêu chí bảo vệ môi trường dẫn đến những khiếu nại, bức xúc của người dân. Để giúp quý vị thính giả có thêm những hiểu biết quy định pháp luật về “đánh giá tác động môi trường và cấp giấy phép môi trường”, Chương trình Chuyên gia của bạn hôm nay, với sự phối hợp của Trung tâm truyền thông tài nguyên và môi trường, sẽ giải đáp những thắc mắc của thính giả. Chương trình có sự tham gia của hai vị khách mời: Phó giáo sư, tiến sỹ Lưu Thế Anh, Viện trưởng Viện tài nguyên và môi trường và Luật sư Nguyễn Thế Truyền- Giám đốc Công ty Luật Thiên Thanh- Đoàn Luật sư TP Hà Nội
Kinh tế phát triển, đời sống người dân nông thôn được cải thiện, nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng vì thế cũng gia tăng. Tuy nhiên, sự phát triển mạnh mẽ này kéo theo một lượng lớn chất thải xả ra môi trường, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Chính vì điều này, các tổ chức chính trị, các hội, đoàn thể trong tỉnh Sóc Trăng đã đẩy mạnh thực hiện công tác tuyên truyền về bảo vệ môi trường. Nhờ vậy, đã từng bước thay đổi dần thói quen, nâng cao nhận thức của người dân, trong đó có đồng bào dân tộc Khmer cùng xây dựng làng quê xanh - sạch - đẹp.
- Xây dựng xanh- xu hướng tất yếu tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường.- Những công trình xanh tiêu biểu trên thế giới.
5 bể thu gom vỏ, bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng đã và đang giúp môi trường nông thôn ở xã Thuận Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng xanh, sạch, đẹp. Mô hình cũng tác động tích cực đến ý thức của người nông dân trong việc bảo vệ môi trường, không còn tình trạng vứt rác thải nông nghiệp nhất là bao bì thuốc bảo vệ thực vật bừa bãi nữa.
Đang phát
Live