
16/4/2020 là ngày đầu tiên Thành phố Hà Nội thực hiện chi trả gộp 2 tháng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (tháng 4 và tháng 5/2020) tới người hưởng lợi tại nhà. Thực hiện đúng Chỉ thị của Thủ tướng và Thành phố về giãn cách xã hội, nhân viên Bưu điện thành phố đã “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, đảm bảo chi trả chế độ kịp thời, an toàn tới người hưởng. Phản ánh của phóng viên Kim Thanh:
Thực hiện Chỉ chị 16 của Thủ tướng Chính phủ không tập trung đông người, tránh lây lan dịch Covid-19, Bưu điện thành phố Đà Nẵng thưc hiện chi trả một lần lương hưu tháng 4 và tháng 5 cho người được hưởng chế độ. Dự kiến hơn 400 tỷ đồng được chi trả qua tài khoản ngân hàng và tại nhà. Phóng viên Phương Cúc tại miền Trung phản ánh.
- Mở rộng dân chủ, chọn được người tài - Hiệu quả từ chủ trương bầu trực tiếp Bí thư cấp ủy tại các tỉnh Quảng Ninh và Hà Tĩnh.- Hà Nam với những giải pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ.- Cán bộ y tế bám bản chống dịch ở huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.
- OPEC cắt giảm sản lượng nhằm ổn định thị trường dầu mỏ.- Hàn Quốc sử dụng dây đeo cổ tay giám sát người cách ly.
Nhằm bảo đảm an toàn cho người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, Bưu điện thành phố Hà Nội sẽ thực hiện chi trả lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội tháng 4 và tháng 5 tại nhà và qua thẻ ATM. Việc này nhận được sự đồng tình, ủng hộ của tất cả người dân đang hưởng lương hưu. Ghi nhận của phóng viên Kim Thanh:
- Giỗ tổ Hùng Vương: Nguồn cảm hứng gắn kết nghĩa đồng bào, đẩy lùi đại dịch.- Chàng trai dân tộc Mông và nỗ lực xây dựng thương hiệu thời trang thổ cẩm.- BedZED, ngôi làng “xanh" đầu tiên tại Anh Quốc.- Trung tâm hội họa giúp trẻ em tránh xa ma túy ở Mỹ.- Ứng xử ra sao khi vợ chồng nóng giận?
Để hạn chế lây lan dịch Covid-19, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chỉ đạo Bảo hiểm Xã hội tỉnh thực hiện chi trả lương hưu tại nhà cho người già trên địa bàn. Phản ánh của PV Lê Hiếu, thường trú tại Miền Trung.
Hơn 11 nghìn công nhân ngành đường sắt đang bị nợ lương. Theo lãnh đạo Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, nguyên nhân của tình trạng này là do đầu năm nay, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam không được Bộ Giao thông Vận tải giao vốn cho công tác bảo trì, nên không thể ký hợp đồng đặt hàng với 20 đơn vị bảo trì như những năm trước. Việc này khiến các doanh nghiệp bảo trì không có tiền trả lương cho hơn 11.000 lao động toàn ngành. Từ năm ngoái, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam không còn là đơn vị trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải, mà chuyển sang Ủy ban quản lý vốn Nhà nước, nên theo quy định của Luật Ngân sách, Bộ Giao thông Vận tải không thể giao vốn dự toán ngân sách bảo trì cho Tổng Công ty như trước đây. Một vấn đề nữa là, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam được giao quản lý hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt, nhưng khi chuyển về Ủy ban quản lý vốn Nhà nước thì chỉ chuyển doanh nghiệp, còn hạ tầng vẫn do Bộ Giao thông Vận tải quản lý, dẫn đến tình trạng "đầu đi, chân ở lại".
Đang phát
Live