
- Ứng phó với mưa lũ kéo dài: Làm thế nào để đảm bảo an toàn công trình thủy lợi xung yếu.- Pháp siết chặt các quy định về kiểm soát dịch bệnh Covid-19.- Ngày lương thực thế giới: Làm gì để tránh thất thoát lãng phí lương thực thực phẩm?
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp xúc cử tri thành phố Hải Phòng.- Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dự Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa.- Lực lượng cứu hộ tỉnh Thừa Thiên Huế dồn sức tiếp cận hiện trường vụ sạt lở nhà máy thủy điện Rào Trăng 3 để tìm kiếm những công nhân bị mất tích khi làm việc tại đây.- Lãnh đạo công ty thủy điện cũng quyết định thuê trực thăng tiếp cận hiện trường.- Bão số 7 giật cấp 11 trên biển Đông đang hướng thẳng vào Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và gây mưa lớn cho khu vực này.- Truyền thông Nhật Bản đưa tin đậm nét về chuyến thăm của Thủ tướng Suga Yoshihide tới Việt Nam trong những ngày tới. 20 năm qua, thế giới gia tăng mạnh các hiện tượng thời tiết cực đoan, trog đó châu Á chịu ảnh hưởng lớn nhất.
- Để nâng cao hiệu quả hoạt động, để phục hồi sản xuất, kinh doanh sau dịch, không còn con đường nào khác- buộc doanh nghiệp phải đầu tư cho khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Thông tin này sẽ được chúng tôi chuyển tới quý thính giả trong chương trình hôm nay. - Những ghi nhận về nguy cơ mất an toàn thông tin đối với các thiết bị kết nối internet vạn vật IoT .
Tần suất bay của các hãng hàng không tăng cao, Cục Hàng không Việt Nam đề nghị Bộ Giao thông Vận tải rút ngắn thời gian đóng cửa Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài.- Điểm chuẩn trúng tuyển Đại học dựa trên điểm thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm nay cao hơn năm ngoái từ 1 đến 4 điểm.- Cá đặc sản nuôi lồng của người dân trên sông Đà đang bị chết hàng loạt.- Cảnh báo, lũ quét, sạt lở đất và ngập úng cục bộ có nguy cơ xảy ra tại 9 tỉnh từ Thanh Hóa đến Đắk Nông trong đêm nay.- Thái Lan mở cửa biên giới, khởi động ngành du lịch vào tuần tới sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát.- Tin tặc đánh cắp tiền lương của nhân viên tại một số trường đại học ở Thụy Sỹ.
- Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia: Tập trung nguồn lực, giải phóng công suất nguồn điện năng lượng tái tạo.- Chủ động nắm bắt xu thế kinh doanh trong bối cảnh mới.- Chuyên mục Kinh tế số là nội dung “Doanh nghiệp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số sau dịch Covid-19
Để tận dụng tốt thời cơ và vượt qua những nguy cơ, thách thức từ cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, vấn đề khai thác nguồn lực con người, nhất là xây dựng, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là vấn đề đang được đặt ra đối với nước ta. Vậy Chính phủ đã có những chỉ đạo, giải pháp đột phá như thế nào để phát triển nguồn nhân lực bền vững trong tương lai?
- Tạo liên kết trong chuỗi giá trị nông sản: Nối vòng tay đủ chặt để nắm bắt cơ hội lớn từ EVFTA.- Nâng cao năng lực dự báo thời tiết phục vụ phát triển.- Tổng thống Mỹ quyết định bổ nhiệm bà Amy làm thẩm phán Tòa án tối cao Mỹ.- Tổng tài sản khối ngân hàng thương mại cổ phần vượt nhóm ngân hàng thương mại nhà nước.- Kỳ thi tốt nghiệp THPT sau 2020 nên tổ chức thế nào?- Quảng Ngãi: Kiểm điểm nghiêm khắc các đơn vị chậm giải ngân vốn đầu tư công.- Liên Hợp Quốc kêu gọi thế giới chung tay ứng phó biến đổi khí hậu.
Trả lương theo vị trí việc làm được Hội nghị Trung ương 7, khóa XII thông qua. Đây là nội dung quan trọng nhằm tiếp tục đẩy mạnh cải cách chính sách tiền lương, một giải pháp có tính đột phá nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập của tiền lương, cũng như nâng cao chất lượng công tác của mỗi cán bộ công chức
Là một tỉnh phát triển công nghiệp, hướng đến xây dựng thành phố thông minh trong tương lai, Bình Dương xác định không chỉ dừng lại ở phát triển công nghệ mà vấn đề chất lượng nguồn nhân lực cũng mang tính quyết định. Chính vì vậy, những năm qua, Bình Dương đã nỗ lực đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, đủ số lượng và chất lượng. Thiên Lý, phóng viên thường trú tại TPHCM có bài viết về nỗ lực của Bình Dương trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:
Ưu tiên phát triển điện mặt trời mái nhà nhằm tận dụng nguồn năng lượng từ thiên nhiên để sản xuất điện, giúp giảm bớt các nguồn lực đầu tư từ nhà nước, huy động nguồn lực xã hội, góp phần quan trọng trong việc sử dụng hiệu quả và tiết kiệm điện... đó là chủ trương của Đảng và Nhà nước ta (Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Quyết định số 13 của Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam; Chỉ thị số 20 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2020 -2025…). “Những điều cần biết khi lắp đặt và mua/bán điện mặt trời mái nhà” là nội dung của Chương trình Chuyên gia của bạn hôm nay, với sự tham gia đồng hành của ông Trần Viết Nguyên - Phó Trưởng ban kinh doanh, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - đơn vị đang triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ các hộ tiêu dùng điện lắp đặt điện mặt trời mái nhà cũng như trực tiếp mua điện mặt trời mái nhà của các hộ dân và doanh nghiệp…
Đang phát
Live