
Chiều nay 10/8, thí sinh cả nước hoàn thành môn thi cuối cùng, kết thúc Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 diễn ra trong ngày hôm qua và hôm nay (9 và 10/8). Năm nay là một năm đặc biệt, khi ngành giáo dục tổ chức kỳ thi trong điều kiện dịch bệnh COVID-19 và chia làm 2 đợt thi. Với tác động của dịch bệnh, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay có nhiều điều chỉnh, nhiều quy định mới trong công tác tổ chức thi chưa từng có trong lịch sử thi cử Việt Nam. Cũng lần đầu tiên trong lịch sử tổ chức thi, các sĩ tử phải bước vào trường thi với khẩu trang y tế và hội đồng thi dành thêm khoảng thời gian thực hiện công tác phòng chống dịch cho các thí sinh. Đến thời điểm này, có thể sơ bộ đánh giá như thế nào về kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay? Liệu ngành giáo dục có đạt được mục tiêu “kép” như kế hoạch đã đề ra, đó là vừa an toàn phòng chống dịch, vừa đảm bảo kỳ thi diễn ra nghiêm túc, chất lượng? Để có cái nhìn khách quan, hãy cùng khách mời là bà Nguyễn Thị Mai Hoa, Ủy viên Thường trực Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội nhìn lại kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay.
- Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu, trước ngày 15/8 phải có văn bản báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận.- Gần 867.000 thí sinh cả nước chính thức bước vào ngày thi đầu tiên, Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020.- Sau 1 tuần thực hiện, đã có gần 2.600 ô tô kinh doanh vận tải được cấp, đổi biển theo Thông tư 58 của Bộ Công an.- Hà Nội thêm 1 ca mắc Covid-19, là F1 của bệnh nhân 447, trú tại quận Bắc Từ Liêm.- Thủ tướng Libăng đề xuất tổ chức bầu cử Quốc hội sớm, nhằm xoa dịu căng thẳng đang leo thang ở quốc gia này, sau vụ nổ ở khu vực cảng tại thủ đô Beirut.- Pháp cùng Liên hiệp quốc đồng chủ trì Hội nghị quốc tế trực tuyến nhằm gây quỹ trợ giúp cho Li-băng.- Sau 6 lần đàm phán, Ấn Độ và Trung Quốc vẫn chưa thống nhất được việc rút quân tại khu vực tranh chấp.
- Thi tốt nghiệp THPT 2020 trong tình hình dịch bệnh: Đề cao trách nhiệm để đảm bảo kỳ thi an toàn và chất lượng.- Đoàn viên thanh niên Đại học Y Dược Huế hỗ trợ chống dịch Covid-19.- Cụ ông 96 tuổi ở Italy tốt nghiệp đại học.
- Phương án nào tăng lương tối thiểu vùng năm 2021?- Vốn giảm nghèo- động lực vươn lên.- Hợp tác xã thanh niên với quyết tâm làm giàu.
- Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chủ trì Phiên họp lần thứ hai Ban Chỉ đạo Quốc gia, Ban Tổ chức Đại hội đồng Liên nghị viện ASEAN lần thứ 41.- Hội đồng Tiền lương Quốc gia họp phiên thứ hai chốt không tăng lương tối thiểu vùng năm 2021.- Đâu là những giải pháp để các bệnh viện không trở thành tâm dịch COVID-19?- Ít nhất 78 người đã thiệt mạng và gần 4.000 người bị thương khi hơn 2.700 tấn hóa chất phục vụ điều chế thuốc nổ phát nổ tại thủ đô Bây-rút của Li-băng.- Nhiều nước đã gửi lời chia buồn, cũng như bày tỏ sẵn sàng hỗ trợ Li-băng khắc phục hậu quả của một trong những thảm kịch tồi tệ nhất trong lịch sử này.
- Ngành giáo dục nghề nghiệp hướng tới đào tạo chất lượng cao đối với các nghề chủ lực.- Những cơ hội nghề nghiệp từ nghề nấu ăn trong lĩnh vực ẩm thực truyền thống.
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thị sát tiến độ thi công Dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, chỉ đạo tháo gỡ các khó khăn vướng mắc để đảm bảo mục tiêu thông tuyến vào cuối năm 2020.- Ban chỉ đạo Quốc gia chống dịch Covid-19 thông tin về ca bệnh số 428 tử vong chiều nay 31/7, nguyên nhân được nhận định vì nhồi máu cơ tim trên nền bệnh lí nặng và mắc Covid-19. Trong khi đó, Hà Nội sẽ dừng các hoạt động đông người từ 0h sáng mai 1/8 để chống dịch.- Bộ GD&ĐT họp trực tuyến với các địa phương bàn công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020. Cũng trong lĩnh vực giáo dục, 4 học sinh Việt Nam đoạt Huy chương Vàng tại Olympic Hoá học quốc tế năm 2020.- Đề nghị hoãn cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ của ông Donald Trump khó thành hiện thực.- Đài Tiếng nói Việt Nam giới thiệu bài viết của PGS-TS Nguyễn Thế Kỷ, Ủy viên Trung ương Đảng, TGĐ Đài Tiếng nói Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng lý luận, phê bình Văn học nghệ thuật Trung ương, nhan đề “Công tác Tuyên giáo cần vươn tới tầm cao tư tưởng và chiều sâu của lòng người”, nhân dịp kỉ niệm 90 năm Ngày truyền thống ngành Tuyên giáo Việt Nam 1/8/1930 – 1/8/2020.
- Du lịch mùa giảm giá: Làm sao để giữ vững uy tín, đảm bảo chất lượng?- Lợi ích của nguồn vốn tín dụng chính sách giúp cựu chiến binh ở tỉnh Thái Bình thoát nghèo.
- Covid-19 trong cộng đồng và kẽ hở nhập cảnh.- Đảm bảo người có công có một cuộc sống tốt và không bỏ sót trong giải quyết chính sách đối với người có công.- Cuộc đối đầu Mỹ- Trung liệu sẽ tác động đến các trục chính của quan hệ quốc tế như thế nào?- Nhiều ngân hàng vượt mốc 50% lợi nhuận cả năm.- Loạt bài: Hợp tác kinh tế: Một trong 3 trụ cột chính trong quan hệ hợp tác Việt Nam – ASEAN. Bài 1 nhan đề: "Việt Nam – AFTA: Sự trưởng thành từ những cam kết khu vực đến hội nhập toàn cầu".- Báo động tình trạng mất an ninh lương thực tại Yemen.
Hiện nay, việc chuyển dịch cơ cấu năng lượng sang năng lượng sạch đang là xu thế toàn cầu, nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Tại Việt Nam, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 55 về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó đề ra một số quan điểm định hướng chuyển dịch cơ cấu năng lượng. Nghị quyết nhấn mạnh đến việc ưu tiên khai thác và sử dụng triệt để các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới, năng lượng sạch, coi tiết kiệm năng lượng là một quốc sách của quốc gia. Việt Nam có nhiều tiềm năng và cơ hội để chuyển dịch cơ cấu năng lượng nhưng cũng gặp phải không ít thách thức trong quá trình này. Cơ hội và thách thức đó là gì, kinh nghiệm của quốc tế sẽ giúp ích như thế nào cho Việt Nam trong việc chuyển dịch năng lượng?
Đang phát
Live