
Ý kiến của Bộ Công Thương tại “Báo cáo về xây dựng cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) lắp đặt tại nhà ở, cơ quan công sở tại Việt Nam” gửi Thủ tướng Chính phủ ngày 26/7 vừa qua đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều - khi Bộ này cho rằng: “không cần ban hành cơ chế khuyến khích để lắp đặt điện mặt trời mái nhà”. Vì chỉ cần khoảng 12,5% nhà dân trên cả nước, mỗi gia đình lắp đặt 01kW trong năm 2023 là đã hoàn thành mục tiêu tăng thêm về cơ cấu nguồn điện mặt trời mái nhà (khoảng 2.600MW) cho cả kỳ Quy hoạch (năm 2021-2030) được đặt ra trong Quy hoạch điện 8…”. Từ thực tế những vướng mắc trong việc phát triển ĐMTMN thời gian qua cho thấy, cùng với việc hoàn thiện khung khổ pháp lý, vẫn cần những cơ chế ưu đãi đủ mạnh mới khuyến khích phát triển ĐMTMN ở khu vực miền Bắc - nơi đang thiếu hụt nguồn cung điện lớn trong các thời gian cao điểm mùa khô.
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 893/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký ngày 26/07/2023). Quyết định nhấn mạnh vai trò của việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (TK&HQ), với mục tiêu TKNL đạt khoảng 8-10% vào năm 2030 và khoảng 15-20% vào năm 2050 so với kịch bản thông thường. Cùng với đó, Quy hoạch cũng nhấn mạnh vai trò của năng lượng tái tạo, “coi phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng mới là cơ hội để phát triển tổng thể hệ sinh thái công nghiệp năng lượng”.
Tháng 7/2023 được ghi nhận là tháng nóng nhất trong lịch sử thế giới và có thể là tháng nóng “chưa từng thấy” trong hàng nghìn năm qua.- Vấn đề thu hồi đất để phát triển kinh tế-xã hội và phương pháp xác định giá đất là nội dung được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận tại Hội thảo Lấy ý kiến về dự thảo Luật đất đai (sửa đổi), do Ủy ban kinh tế của Quốc hội tổ chức sáng nay.- Hôm nay tròn 28 năm Việt Nam chính thức gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). 28 năm qua là hành trình ghi đậm dấu ấn của Việt Nam chung tay vì một cộng đồng đoàn kết, vững mạnh và thịnh vượng.- Tại Hội nghị Thượng đỉnh Nga-châu Phi lần thứ hai đang diễn ra tại Nga, Tổng thống Putin cam kết ủng hộ các hoạt động đa lĩnh vực của Liên minh châu Phi nhằm đảm bảo hòa bình, ổn định, mở rộng hội nhập chính trị và kinh tế cho khu vực này.
Hội nghị thượng đỉnh của Liên hợp quốc về hệ thống lương thực hôm qua (24/7) khai mạc tại thủ đô Rô-ma ( Rome) của Italia. Diễn ra trong bối cảnh tình trạng mất an ninh lương thực ngày càng gia tăng trên khắp thế giới, với nguy cơ nhiều người có thể bị đói dai dẳng, hội nghị dự kiến kéo dài 3 ngày, tập trung thảo luận biện pháp giải quyết những vấn đề mà hệ thống lương thực toàn cầu đang đối mặt, bao gồm việc hàng triệu người lâm vào cảnh đói, hàng tỷ người khác đang mắc các bệnh thừa cân và béo phì, trong khi tình trạng lãng phí thực phẩm tiếp tục là thách thức lớn.
“Được cung cấp chỗ làm việc trực tuyến, ăn ở miễn phí, lương cao” - đây là những lời chào mời hấp dẫn nở rộ trên các trang mạng xã hội thời gian qua, đánh vào tâm lý của nhiều lao động ở các quốc gia Đông Nam Á. Tuy nhiên, giấc mộng việc nhẹ lương cao ngay lập tức đã bị chôn vùi khi người lao động phải đối diện với thực tế vô cùng khắc nghiệt: bị ép thực hiện các hành vi lừa đảo trực tuyến, làm nhiều giờ trong ngày với mức lương thấp, bị quản thúc thậm chí bị đánh đập nếu không hoàn thành nhiệm vụ. Góc nhìn của PV Phạm Hà - Thường trú Đài TNVN tại Indonesia.
Được cung cấp chỗ làm việc trực tuyến, ăn ở miễn phí, lương cao… đó là những lời chào mời hấp dẫn trên facebook hay các trang mạng xã hội khác ,đánh vào tâm lý của nhiều lao động ở các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Indonesia, Philippines... Tuy nhiên giấc mộng việc nhẹ lương cao đã kết thúc khi họ bị ép buộc thực hiện các hành vi lừa đảo trực tuyến, làm nhiều giờ trong ngày với mức lương thấp, bị quản thúc và có cuộc sống nhiều người sau khi trốn thoát miêu tả như “ trong tù”.
Trước ngày 10/8, các bộ, ngành phải hoàn tất việc ban hành 2 thông tư làm cơ sở thực hiện việc rà soát, phê duyệt, điều chỉnh vị trí việc làm công chức, viên chức. Đây là yêu cầu được Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang nêu lên trong cuộc họp Ban Chỉ đạo xây dựng và quản lý vị trí việc làm trong các cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập được tổ chức mới đây. Phó Thủ tướng cũng khẳng định: "Đây là nhiệm vụ rất khó, nhạy cảm, nhưng không thể không làm để nâng cao tính minh bạch và chất lượng, hiệu quả đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, tạo tiền đề cải cách chế độ tiền lương". Xây dựng vị trí việc làm đã có một hành trình dài từ nội dung được đưa vào các Nghị quyết của Trung ương cho đến các văn bản thể chế hoá Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ và thực tiễn triển khai. Tuy nhiên, khó, rối, phức tạp là tình trạng chung của nhiều cơ quan, đơn vị khi tiến hành công việc này. Tại sao việc xây dựng vị trí việc làm lại khó khăn như vậy? Cần có những đổi mới như thế nào trong nhận thức và cách thức xây dựng để đảm bảo đúng mục đích của hoạt động này là xác định đúng vị trí việc làm, xác định đúng biên chế, cơ cấu ngạch công chức. Tiến sỹ Đinh Duy Hoà, nguyên Vụ trưởng Vụ Cải cách hành chính, Bộ Nội vụ sẽ cùng bàn luận câu chuyện này.
Đại hội Đảng bộ tỉnh Hậu Giang lần thứ 14, xác định 1 trong 3 nhiệm vụ đột phá chiến lược của tỉnh trong nhiệm kỳ 2020 - 2025 là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Thực hiện nhiệm vụ đột phá này, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Hậu Giang đã từng bước tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp có phẩm chất đạo đức, tâm huyết vì sự phát triển của tỉnh, đủ năng lực, trình độ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
Sau 3 năm trì hoãn vì Covid-19, từ ngày 1/7 năm nay, mức lương cơ sở đã chính thức tăng thêm 20,8%, từ 1.490.000 đồng/tháng lên 1.800.000 đồng/tháng. Với mức tăng cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây, lần tăng lương cơ sở lần này được kỳ vọng sẽ cải thiện thu nhập của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức vốn bị đánh giá là thấp hơn mức sống trung bình, giúp đội ngũ này có thể trang trải cuộc sống bằng thu nhập chính thức để toàn tâm toàn ý với công việc. Nhưng bên cạnh tâm lý phấn khởi, vẫn còn có những lo ngại việc giá cả có thể tăng theo tăng lương, kiểu “té nước theo mưa” như đã từng xảy ra trước đây. Bởi vậy, bài toán đặt ra là làm cách nào giám sát chặt chẽ, tránh hiệu ứng tăng lương dẫn đến tăng giá, để đời sống của cán bộ, công chức, viên chức thực sự được cải thiện, và tăng lương lúc này, tiếp sức kích cầu, tăng tiêu dùng trong nước. Chuyên gia kinh tế-Tiến sĩ Vũ Đình Ánh cùng bàn luận câu chuyện này.
Hôm qua (5-7), Bộ trưởng Năng lượng và Dầu mỏ của các nước thành viên Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) nhóm họp bên lề Hội thảo quốc tế OPEC lần thứ 8 tại thủ đô Viên (Áo) đều ủng hộ chủ trương cắt giảm sản lượng để bình ổn thị trường. Chủ trương này được một số nước sản xuất lớn nằm ngoài OPEC như Ngađồng tình, thể hiện sự đoàn kết và hợp tác giữa các thành viên liên minh OPEC+ bất chấp sức ép chính trị từ Mỹ đòi tăng sản lượng.