
Thành phố Hồ Chí Minh sẽ trả mức lương 120 triệu đồng một tháng đối với chức danh lãnh đạo trung tâm nghiên cứu khoa học công lập để thu hút nhân tài về làm việc. Đây là một trong những đề xuất trong Đề án chế độ thu nhập cho chức danh lãnh đạo, người nghiên cứu khoa học do Sở Khoa học - Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh soạn thảo, dự kiến trình Hội đồng nhân dân thành phố thông qua trong tháng 9 tới. Nhu cầu nhân tài khoa học công nghệ ở bất cứ quốc gia, địa phương nào cũng cần. Tuy vậy, mức lương cao liệu có phải là điều kiện cần để thu hút các nhà khoa học? Ngoài tăng thu nhập, cần những giải pháp nào thu hút và giữ được nhân tài? Tiến sĩ Nguyễn Thị Hường, Phó viện trưởng, Viện Nghiên cứu khoa học hành chính, Học viện Hành chính quốc gia cùng bàn luận câu chuyện này.
Phiên họp thứ nhất của Hội đồng Tiền lương Quốc gia mới đây - thảo luận, thương lượng về phương án điều chỉnh lương tối thiểu vùng 2024. Vẫn là… bên có – bên không; bên mong muốn nhiều – bên kỳ vọng không thay đổi. Hội đồng tiền lương quốc gia mới họp 1 lần, sẽ còn các phiên họp nữa dự kiến diễn ra vào quý Tư, mới có phương án trình Chính phủ. Việc điều chỉnh lương tối thiểu là quan trọng, cần thiết nhưng điều chỉnh tăng ở mức bao nhiêu, thực hiện từ thời điểm nào cho đảm bảo hợp lý, hài hoà lợi ích các bên… luôn là bài toán khó. Tính khách quan và công minh phải là yêu cầu tiên quyết mới mong việc điều chỉnh lương tối thiểu vùng 2024 hợp tình-hợp lý, hỗ trợ phát triển kinh tế trong bối cảnh mới.
Chỉ cần tiết kiệm được 2% lượng điện năng tiêu thụ đúng như yêu cầu đặt ra tại Chỉ thị 20 của Thủ tướng Chính phủ, mỗi năm cả nước sẽ tiết kiệm được khoảng 5 tỷ kWh điện. Sản lượng điện này tương đương với lượng điện của một nhà máy nhiệt điện có công suất 1.200MW. Thời gian cao điểm mùa nắng nóng, nhu cầu sử dụng điện tăng cao, trong khi hệ thống điện không còn công suất dự phòng gây ra tình trạng thiếu điện cục bộ, nhất là ở khu vực miền Bắc. Việc tiết kiệm điện vừa giúp giảm áp lực cung cấp điện, giảm áp lực phải xây dựng thêm nhiều nhà máy điện, vừa góp phần bảo vệ môi trường do giảm phải sử dụng các nguồn nguyên, nhiên liệu đầu vào như dầu thô, than đá…, qua đó giảm thải ra môi trường và nâng cao hiệu quả chung của nền kinh tế.
Nhằm góp phần đưa ra các giải pháp hiệu quả hỗ trợ doanh nghiệp trong ngành công nghiệp hỗ trợ và chế biến thực phẩm phát triển theo hướng xanh, bền vững, sáng nay Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng Quỹ Đối tác Chuyển dịch năng lượng Đông Nam tổ chức hội thảo khởi động Dự án “Thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong ngành công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp chế biến thực phẩm tại Việt Nam”.
Tại buổi họp báo thường kỳ về tình hình kinh tế - xã hội TP.HCM, đại diện Sở Khoa học – Công nghệ đã trao đổi về việc vì sao đề xuất mức lương cao đến 120 triệu đồng cho chức danh lãnh đạo làm khoa học và cơ sở nào để đề xuất mức lương này.
Tiếp tục phiên họp thứ 25, hôm nay, Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi).- Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất mức lương 120 triệu đồng một tháng cho lãnh đạo làm khoa học nhằm hướng đến xây dựng một số đơn vị nghiên cứu hàng đầu được quốc tế công nhận.- Chỉ chiếm 12% thị phần vận chuyển hàng hóa, hàng không Việt Nam chưa thể cạnh tranh với các quốc gia trong khu vực.- Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Nhật - Hàn diễn ra hôm nay đánh dấu kỷ nguyên hợp tác mới giữa 3 nước.- Cộng đồng Kinh tế Tây Phi thảo luận về khả năng can thiệp quân sự ở Ni-giê.
Bài 2 loạt bài “Vốn đầu tư vào Tiết kiệm năng lượng trong hành trình tiến đến Net Zero”, với nhan đề: “Vốn lớn: nguồn nào?”- PV chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên về xu hướng dịch chuyển đầu tư khu đô thị phía Đông Hà Nội.
Dù đã có nhiều cảnh báo của các cơ quan chức năng, nhưng vẫn có người nhẹ dạ cả tin, trở thành nạn nhân của tội phạm mua bán người. Tại Sơn La, thời gian qua, các đối tượng đã sử dụng nhiều thủ đoạn để lừa đảo, lôi kéo người dân, nhất là tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giới ra nước ngoài làm "việc nhẹ lương cao"
- Ngày 26/07/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 893/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quyết định nhấn mạnh vai trò của việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, với mục tiêu tiết kiệm năng lượng đạt khoảng 8-10% vào năm 2030 và khoảng 15-20% vào năm 2050 so với kịch bản thông thường. Trước đó, Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện 8) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 15/05/2023 cũng đã khẳng định giải pháp về sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả là một trong các giải pháp, nguồn lực để thực hiện thành công Quy hoạch này. - Hai Quy hoạch chuyên ngành kể trên đều đặt ra các nhiệm vụ, giải pháp nhằm hiện thực hoá các mục tiêu TKNL đặt ra tại Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11 tháng 02 năm 2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và cam kết đưa mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050 của Chính phủ Việt Nam tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26). - Nguồn lực nào để hiện thực hoá các mục tiêu đã đề ra? Loạt bài 3 kỳ “Vốn đầu tư vào TKNL trong hành trình tiến đến Net Zero” của PV Bảo Ngọc sẽ đi sâu tìm hiểu vấn đề vốn - nguồn lực quan trọng để hiện thực hoá tiềm năng TKNL ở Việt Nam. Chương trình Dòng chảy kinh tế thứ 4, ngày 16/08/2023 sẽ phát sóng bài đầu tiên, với nhan đề: “Cơ hội TKNL, chuyển đổi xanh trong sản xuất công nghiệp ở Việt Nam”.
Chỉ còn hơn 2 tuần nữa là học sinh, sinh viên trên trên cả nước bước vào năm học mới. Thời điểm này, những câu chuyện liên quan đến giáo dục là chủ đề đáng quan tâm của toàn xã hội. Mới đây, Chính phủ đã yêu cầu Bộ GD-ĐT thống nhất với các bộ có liên quan để hoàn thiện dự thảo nghị định theo hướng quy định rõ một số điều khoản về việc chưa triển khai, chưa áp dụng lộ trình cơ chế thu, quản lý học phí quy định tại Nghị định số 81 và không tăng học phí năm học 2023 - 2024. Như vậy, đây sẽ là năm thứ 3 liên tiếp các trường đại học không tăng học phí kể từ khi Nghị định 81 có hiệu lực. Việc hoãn, tiếp tục chưa tăng học phí năm học 2023-2024 nhằm giảm gánh nặng cho người dân, đồng thời giúp ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội. Quyết định này làm cho nhiều phụ huynh, học sinh thở phào, tạm trút gánh nặng học phí trước mắt, song cũng khiến các cơ sở giáo dục công lập - nhất là hệ thống trường đại học chịu nhiều áp lực. PGS TS Đỗ Chí Nghĩa, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa – Giáo dục của Quốc hội cùng bàn luận vấn đề này.