
Theo dự kiến, ngày 9/8/2023, Hội đồng tiền lương Quốc gia cùng với các cơ quan liên quan xem xét, đánh giá thực trạng, mức độ sản xuất kinh doanh, tình hình sản xuất của doanh nghiệp, tốc độ tăng trưởng, thu nhập của người lao động… Qua đó sẽ tính toán có điều chỉnh mức lương tối thiểu vào năm 2024 hay không; nếu điều chỉnh tăng thì ở mức nào. Vấn đề tăng lương tối thiểu vùng đã đặt ra những năm gần đây nhưng chưa thực sự cải thiện chất lượng cuộc sống người lao động như mong đợi. Với đề xuất tăng lương tối thiểu vùng ngay từ đầu năm 2024 tới, người lao động kỳ vọng và mong mỏi điều gì? Chính sách điều chỉnh lương tối thiểu vùng tăng thế nào cho hợp lý, hợp tình? TS Phạm Thị Thu Lan, Phó Viện trưởng Viện Công nhân Công đoàn, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam sẽ cùng bàn luận vấn đề này.
Trước sức ép biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường, sản xuất ô tô điện sử dụng năng lượng mới (bao gồm điện và các nhiên liệu thân thiện môi trường như hydro) đang trở thành thách thức với nền công nghiệp ô tô thế giới. Tuy nhiên, đây lại là cơ hội cho ngành sản xuất ô tô Trung Quốc nhờ chính sách hỗ trợ đầu tư công nghệ mới và giảm thuế cho doanh nghiệp.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bắt đầu chuyến tham dự Đại hội đồng AIPA lần thứ 44 và thăm chính thức Indonesia- Chủ nhiệm Ủy ban Hợp tác Liên Nghị viện của Hạ viện Indonesia khẳng định: Chuyến thăm được kỳ vọng là cầu nối gắn kết hơn nữa Indonesia và Việt Nam- Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong số 10 địa phương có số công chức, viên chức thôi việc nhiều nhất nửa đầu năm nay- Tăng xuất khẩu gạo nhưng phải đảm bảo an ninh lương thực – đây là ý kiến được đưa ra tại hội nghị "Triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo"- Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc tổ chức Phiên thảo luận mở về “Nạn đói và mất an ninh lương thực do ảnh hưởng của xung đột”- Trong đó, Việt Nam khẳng định nỗ lực trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo về lương thực, đóng góp vào đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu- Mưa lớn kéo dài, các địa phương khu vực Tây nguyên tiếp tục sơ tán người dân đến nơi an toàn
Trong phiên họp cấp cao hôm 3/8, Hội đồng bảo an Liên hợp quốc nhấn mạnh tình trạng mất an ninh lương thực toàn cầu ngày càng nguy hiểm, nguy cơ sắp diễn ra một cuộc khủng hoảng mới đe dọa các nhóm dân số dễ tổn thương.
Ngày 3/8, truyền thông Hungary đưa tin, Ủy ban châu Âu đã phê duyệt kế hoạch trị giá 2,36 tỷ euro, tương đương 2,6 tỷ đô la Mỹ của Hungary để nước này có thể tăng tốc đầu tư vào sản xuất năng lượng tái tạo.
Sáng nay (01/08), tại Thái Nguyên, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức toạ đàm góp ý về dự thảo Thông tư ban hành Chuẩn cơ sở giáo dục đại học với sự tham dự của nhiều chuyên gia, lãnh đạo các trường đại học ở khu vực phía Bắc.
Lực lượng quản lý thị trường phối hợp với cơ quan chức năng thành phố Hà Nội vừa kiểm tra và phát hiện một cơ sở san chiết gần 200 bình khí N2O (hay còn gọi là khí cười) tại một khu tập thể thuộc quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Đây là vụ kiểm tra, phát hiện và thu giữ số lượng bình khí N2O trái phép lớn nhất từ đầu năm đến nay trên địa bàn thủ đô.
Văn kiện Nghị quyết Đại hội đảng toàn quốc lần thứ XIII nêu mục tiêu “Tiếp tục hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, với điểm mới nổi bật là việc xác định hoàn thiện đồng bộ thể chế kinh tế thị trường nói chung, nhưng tập trung vào tháo gỡ những điểm nghẽn đang cản trở sự phát triển kinh tế thị trường của nước ta và nâng cao chất lượng thể chế. Cụ thể là hoàn thiện, nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội; nâng cao chất lượng, hiệu quả quản trị quốc gia, xây dựng và thực thi pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch. Quá trình chuyển sang kinh tế thị trường vừa qua, Đảng ta đã xác định một trong những cản trở chính là hệ thống pháp luật còn chưa hoàn thiện, chồng chéo. Đồng thời, trước yêu cầu phát triển mới, đặc biệt là do tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư nhiều ngành, nghề mới ra đời cần phải có môi trường pháp lý bảo đảm cho sự phát triển. TS Nguyễn Quốc Việt- Phó Viện trưởng phụ trách Viện Nghiên cứu Kinh tế và chính sách, Trường ĐH Kinh tế, ĐHQG Hà Nội, cùng nhìn nhận về quá trình “Tháo gỡ các điểm nghẽn và nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Báo cáo của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) cho thấy, chỉ số giá gạo thế giới đang ở mức cao nhất trong vòng 11 năm qua. Ngay sau khi thông báo của Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo có hiệu lực ngày 20/7, giá gạo xuất khẩu của hầu hết các quốc gia tăng theo ngày, trong đó có Việt Nam. Đây được xem là cơ hội cho doanh nghiệp nước ta đẩy mạnh xuất khẩu gạo, gia tăng lợi nhuận cho nông dân. Tuy nhiên, trước diễn biến khó lường của thị trường và tác động của El Nino, nước ta cần giải pháp gì để cân đối lượng gạo xuất khẩu và tiêu dùng nội địa, vừa gia tăng kim ngạch xuất khẩu, vừa bình ổn giá thóc, gạo trong nước và bảo đảm an ninh lương thực quốc gia? Ông Trần Xuân Định, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Thương mại Giống cây trồng Việt Nam (VSTA) cùng bàn luận câu chuyện này.
Theo thống kê của Bộ Công an, tại Việt Nam, từ năm 2022 đến nay, tình hình tội phạm mua bán người có xu hướng gia tăng, trong đó, tình trạng mua bán người trong nội địa và nạn nhân của tội phạm mua bán người là nam giới có xu hướng tăng mạnh. Với mục tiêu phòng ngừa từ sớm, từ xa, Bộ Công an đã tăng cường tuyên truyền về phòng, chống mua bán người, tạo sự chuyển biến cơ bản về nhận thức và hành động trong phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn tội phạm mua bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Nhân “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người 30/7”, Việt Cường, phóng viên Đài TNVN phỏng vấn Thượng tá Đinh Văn Trình, Phó trưởng phòng Phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm mua bán người, Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an về vấn đề này:
Đang phát
Live