
Vượt qua những khó khăn của khí hậu, thời tiết rất khắc nghiệt - của 2 mùa mưa to, nắng gắt - cán bộ, chiến sĩ, quân và dân đang sinh sống, làm việc trên các đảo tại Quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1 đã tận dụng nguồn năng lượng gió và mặt trời để sản xuất điện. Điện mặt trời ở đây được phát huy, cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu cho các hoạt động sản xuất và đời sống thay vì phải chạy máy phát điện như trước đây. Ghi nhận của PV Nguyên Long trong chuyến công tác tại Quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1 cuối tháng 5/2023 vừa qua.
Toán - Hóa - Sinh là tổ hợp truyền thống được nhiều trường đại học trên cả nước sử dụng để xét tuyển ngành y khoa. Trong số này, môn Sinh học và Toán được xem là rất cần thiết cho ngành đào tạo này. Tuy nhiên, những năm gần đây, nhiều trường đào tạo ngành y khoa đã mở rộng tổ hợp xét tuyển, trong đó có nhiều tổ hợp không có môn Sinh học. Mùa tuyển sinh năm nay, một số trường đại học tiếp tục mở rộng xét tuyển ngành y khoa bằng các tổ hợp có môn Ngữ văn khiến nhiều chuyên gia lo ngại về chất lượng đào tạo nhóm ngành này.
“Với mục tiêu phát triển ngành công nghiệp điện gió dài hạn góp phần giảm hàng triệu tấn carbon từ nhiệt điện, Việt Nam hoàn toàn có thể hiện thực hóa việc trung hòa carbon ngành năng lượng nói riêng và trung hòa carbon nói chung đến 2050, tạo nền móng phát triển ngành công nghiệp điện gió, một giải pháp mang tính dài hạn và chiến lược cho kinh tế Việt Nam trong thời gian tới”. Đây là thông tin đáng chú ý tại Diễn đàn “Điện gió và mục tiêu Net Zero vào năm 2050” do Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam và Tạp chí Môi trường và Cuộc sống tổ chức sáng nay (26/05) tại Hà Nội.
Bộ Công Thương cho biết, tính đến ngày 26/5, đã có 52/85 nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp với tổng công suất 3.155 MW (chiếm tỷ lệ 67%) đã nộp hồ sơ đàm phán giá điện tạm thời đến Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Hiện vẫn còn 33/85 nhà máy điện với tổng công suất 1.581 MW chưa gửi hồ sơ đàm phán (chiếm tỷ lệ khoảng 33%).
Trong xu thế tiêu dùng hiện đại ngày nay, khách hàng đang yêu cầu ngày càng cao về trách nhiệm của nhà sản xuất trong việc minh bạch thông tin, truy xuất nguồn gốc, thành phần, chất lượng sản phẩm được công bố đầy đủ trên sản phẩm. CTV Loan Anh và Mai Chi phản ánh:
Kỳ họp thứ Năm, Quốc hội khóa XV khai mạc vào ngày mai (22/5) tại Thủ đô Hà Nội. Tại Kỳ họp này, QH sẽ xem xét, thông qua 8 luật, 3 nghị quyết quy phạm pháp luật và cho ý kiến về 9 dự án luật khác và các báo cáo quan trọng. Với 22 ngày làm việc, Quốc hội sẽ giải quyết khối lượng công việc rất lớn, nhiều nội dung quan trọng, yêu cầu cao về chất lượng và tiến độ hoàn thành, do đó, QH sẽ tổ chức thành 2 đợt để có khoảng 5 ngày nghỉ để các cơ quan có thời gian chỉnh lý, rà soát trình Quốc hội thông qua.
Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa 15 khai mạc vào ngày mai (22/5) tại Thủ đô Hà Nội. Tại Kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 8 luật, 3 nghị quyết quy phạm pháp luật và cho ý kiến về 9 dự án luật khác và các báo cáo quan trọng. Với 22 ngày làm việc, nhưng Quốc hội sẽ giải quyết khối lượng công việc rất lớn, nhiều nội dung quan trọng, yêu cầu cao về chất lượng và tiến độ hoàn thành, do đó, Quốc hội sẽ tổ chức thành 2 đợt để có khoảng 5 ngày nghỉ để các cơ quan có thời gian chỉnh lý, rà soát trình Quốc hội thông qua.
“Với việc sử dụng năng lượng xanh từ hệ thống điện mặt trời mái nhà doanh nghiệp sẽ được hưởng các lợi ích về kinh tế, tiết giảm kinh phí sản xuất, nếu có chứng chỉ xanh sẽ nâng cao lợi thế cạnh tranh khi xuất khẩu”. Đây là thông tin đáng chú ý tại Toạ đàm “Năng lượng xanh cho doanh nghiệp: Tính cấp thiết và vấn đề đặt ra trong thực tiễn”do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức chiều 17/5 tại Hà Nội.
Đại học Bách khoa Hà Nội và một số doanh nghiệp trong Khu kinh tế Hải Phòng đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và nghiên cứu, đổi mới sáng tạo phục vụ phát triển các Khu công nghiệp, Khu kinh tế. Theo đó, Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ hỗ trợ đào tạo và cung cấp nhân lực chất lượng cao cho các doanh nghiệp bằng nhiều hình thức đào tạo, như: đào tạo liên thông cấp bằng cử nhân Đại học Bách khoa Hà Nội, đào tạo tại chỗ/đào tạo ngắn hạn cấp chứng chỉ; đào tạo chuyên gia, đào tạo nghề phục vụ cung cấp và nâng cao năng lực cho nguồn nhân lực của doanh nghiệp...
Ngày 14/05 vừa qua, Chính phủ ban hành Nghị định số 24 quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Theo đó, từ ngày 1/7/2023, áp dụng mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng cho 9 nhóm đối tượng. Quyết định này của Thủ tướng Chính phủ thể hiện quyết tâm cao trong việc đảm bảo an sinh xã hội. Tuy nhiên, để chính sách tiền lương là giải pháp quan trọng nhằm tạo động lực lao động cho đội ngũ công chức, viên chức, người lao động thì còn nhiều việc phải làm?
Đang phát
Live