Năm 2020 và nhiệm kỳ 2016-2021, tình hình thế giới, khu vực diễn biến nhanh chóng, phức tạp, có những biến động khó dự báo, chưa từng có trong nhiều thập kỷ. Các yếu tố tác động tới ổn định chính trị, an ninh, trật tự mặt gay gắt hơn. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Ðảng, với quyết tâm chính trị cao, sự nỗ lực rất lớn và sự đoàn kết, thống nhất trên dưới một lòng, lực lượng Công an nhân dân tiếp tục trưởng thành, lớn mạnh về mọi mặt, thực hiện thắng lợi, toàn diện trên các mặt công tác, bảo vệ vững chắc an ninh quốc gia, tạo chuyển biến tích cực về trật tự an toàn xã hội, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước. Việt Cường phóng viên Đài TNVN có bài đề cập:
Trong Dự thảo Phương hướng phát triển kinh tế xã hội 5 năm giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2025 trình Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII có nêu: cần nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, bảo đảm gắn kết hài hoà giữa phát triển kinh tế với xã hội. Một trong những điểm mới của Dự thảo Văn kiện lần này là “khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”, đặc biệt nhấn mạnh yếu tố “hạnh phúc” của nhân dân. Những năm qua, nước ta đã có những bước tiến vượt bậc về nâng cao chất lượng cuộc sống, là một trong những nước đầu tiên hoàn thành mục tiêu thiên niên kỷ về xóa đói giảm nghèo trước 10 năm. Điều đáng mừng là trong các đại hội Đảng bộ các địa phương vừa rồi, dù thể hiện ở các góc độ khác nhau, cách tiếp cận khác nhau, thì nhiều địa phương đã đặt ra mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống, thể hiện qua Chỉ số hạnh phúc của người dân phải được nâng lên, bao gồm: thu nhập cao hơn, tiếp cận các dịch vụ xã hội thuận lợi hơn, đảm bảo đời sống tinh thần tốt hơn… Song để đạt được mục tiêu đó, còn cần phải làm rất nhiều việc và cũng không thể trong ngắn hạn. Chuyên mục Việt Nam hùng cường hôm nay phóng viên Đài TNVN có bài viết đề cập nội dung này.
- Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương khai mạc sáng 28/12. Dự kiến diễn ra trong 1,5 ngày, Hội nghị sẽ bàn về những cơ hội, thách thức và sẽ đưa ra những quyết sách quan trọng để đưa đất nước vững bước vào thời kỳ phát triển mới.- Dự án cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận sẵn sàng thông tuyến vào ngày cuối cùng của năm nay theo đúng chỉ đạo của Chính phủ.- Tất cả 15 trường hợp F1 tiếp xúc với bệnh nhân thứ 1440 đã âm tính lần 1. Trong khi đó, ngành chức năng Đồng Tháp khẩn cấp truy tìm một người phụ nữ đi cùng chuyến xe với bệnh nhân này.- Chính phủ Pháp chính thức khởi động chiến dịch tiêm chủng ngừa COVID-19, giúp mang lại hi vọng thoát khỏi sự hoành hành của virus SARS-COV2 trong năm tới.- Các nhà khảo cổ Phát hiện công cụ mài bằng đá có niên đại khoảng 350.000 năm tại Israel – một phát hiện mới có tầm quan trọng toàn thế giới
Mô hình đào tạo 9+ là mô hình đào tạo song hành học nghề và học văn hóa. Sau khi học sinh tốt nghiệp lớp 9 có thể tiếp tục liên thông lên bậc cao đẳng. Mô hình này sẽ giúp các em học sinh chọn được nghề sớm phù hợp năng lực của bản thân. Từ đó, rút ngắn thời gian đào tạo, tiết kiệm chi phí, sớm gia nhập thị trường lao động trong khi vẫn có cơ hội liên thông lên các trình độ cao hơn. Mô hình tương tự đã triển khai thành công ở nhiều nước trên thế giới. Điển hình là tại Đức với mô hình đào tạo kép và tại Nhật Bản với mô hình đào tạo KOSEN, đào tạo cho người học tốt nghiệp tương đương Trung học cơ sở. Doanh nghiệp giữ một vai trò quan trọng trong phối hợp với các cơ sở giáo dục đào tạo nhân lực. Khách mời là ông Nguyễn Công Truyền- Hiệu Trưởng Trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội.
Mô hình đào tạo 9+ là mô hình đào tạo song hành học nghề và học văn hóa. Sau khi học sinh tốt nghiệp lớp 9 có thể tiếp tục liên thông lên bậc cao đẳng. Mô hình này sẽ giúp các em học sinh chọn được nghề sớm, phù hợp năng lực của bản thân. Từ đó, rút ngắn thời gian đào tạo, tiết kiệm chi phí, sớm gia nhập thị trường lao động trong khi vẫn có cơ hội liên thông lên các trình độ cao hơn. Mô hình tương tự đã triển khai thành công ở nhiều nước trên thế giới. Điển hình là tại Đức với mô hình đào tạo kép và tại Nhật Bản với mô hình đào tạo KOSEN, đào tạo cho người học tốt nghiệp tương đương Trung học cơ sở. Doanh nghiệp giữ một vai trò quan trọng trong phối hợp với các cơ sở giáo dục đào tạo nhân lực. Khách mời là ông Nguyễn Công Truyền - Hiệu Trưởng Trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội.
Sáng nay (21/12), tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Vòng chung kết Cuộc thi “Nhóm cải tiến năng suất chất lượng ngành Công Thương năm 2020”. Các Nhóm giải pháp được Hội dồng giảm khảo đánh giá cao, được nhiều doanh nghiệp học hỏi và ứng dụng vào thực tiễn, như “Nghiên cứu - Cải tiến - Tổ chức sản xuất: Bộ giáo án đào tạo phương pháp may cơ bản bằng hình ảnh các chủng loại sản phẩm: Sơ mi, Veston, Quần âu” của Tổng Công ty May 10 hay “Nhân rộng mô hình cải tiến năng suất 5S từ văn phòng ra lưới điện” của Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc...
Nhờ chỉ đạo, đôn đốc quyết liệt, sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, trong 11 tháng, giải ngân vốn đầu tư công đã được đẩy mạnh, đạt 79,3% kế hoạch, tăng 34% so với cùng kỳ, là mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2011-2020. Để thực hiện mục tiêu giải ngân 100% vốn đầu tư công trong năm nay, các Bộ ngành, địa phương đã và đang đề ra nhiều giải pháp đột phá.
Tốt nghiệp đại học với chuyên ngành kế toán, nhưng “bén duyên với cà phê”, niềm đam mê có thể làm được một điều gì đó từ cà phê mà năm 2004, Lê Văn Hoàng, chàng trai 24 tuổi đã quyết định rẽ ngang sang lĩnh vực hoàn toàn khác. Quán cà phê mang tên Enjoy được Lê Văn Hoàng mở ngay tại thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắc Nông để bắt đầu con đường khởi nghiệp. Năm 2015, anh thành lập Công ty TNHH Một thành viên Cà phê Bazan Đắk Nông, tên thương hiệu Enjoy Coffee chuyên trồng và chế biến cà phê. Hiện tại, công ty có nông trại 17 ha trồng cây cà phê và liên kết với khoản 30 nông hộ tại Đắk Nông với sản lượng 300 tấn/năm. Doanh thu đạt 15 tỷ đồng/năm, lợi nhuận đạt 2 tỷ đồng/năm, giải quyết việc làm thường xuyên cho 25 thanh niên và 55 lao động thời vụ. Với những thành tích đó, Lê Văn Hoàng đã được chọn là một trong 56 gương mặt trẻ được Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trao giải thưởng Lương Đình Của lần thứ 15 năm 2020.
Với gần 100 triệu dân, lại đang trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng, Việt Nam được đánh giá là thị trường tiềm năng cho sản xuất và tiêu dùng. Cùng với đẩy mạnh xuất khẩu, Việt Nam luôn coi trọng thị trường nội địa - là một thế chân kiềng, “bệ đỡ” trong phát triển bền vững kinh tế - xã hội. Thời gian qua đã có rất nhiều chương trình được triển khai có hiệu quả, từ xây dựng thương hiệu, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa đến phát triển thị trường, xây dựng hệ thống trung tâm thương mại hiện đại, chợ truyền thống; Từ chương trình “người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đến “Đưa hàng Việt về nông thôn, vùng sâu, vùng xa”; rồi “Mỗi địa phương - xã, phường một sản phẩm” (OCOP)… Bà Lê Việt Nga- Phó Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước, Bộ Công Thương và biên tập viên Nguyên Long cùng trao đổi về việc nâng cao chất lượng các chương trình hàng Việt để chiếm lĩnh thị trường nội địa.
- Dư luận đặc biệt quan tâm tới Nghị định 137 của Chính phủ cho phép người dân được đốt pháo hoa, trong đó có nhiều băn khoăn, thắc mắc về triển khai nghị định trong thực tế.- Bình Dương triển khai nhiều giải pháp quyết liệt nhằm xử lý tình trạng ách tắc giao thông tại các “điểm nóng”.- Giá nhà đất vẫn tăng cao, song các chuyên gia nhận định khó có khả năng xảy ra bong bóng bất động sản ở thời điểm này.- Triển vọng đạt được thỏa thuận giữa Anh và Liên minh châu Âu khi thời hạn chuyển tiếp Brexit đang dần kết thúc.- Ngành sản xuất thiết bị năng lượng gió của Trung Quốc đối diện tình trạng quá tải.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)