Trong khuôn khổ Đại hội Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác lần thứ 7, sáng 27/09/2023, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức Lễ tuyên dương 420 Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác năm 2023. Đó là những thanh niên cùng chung đam mê, nhiệt huyết, sáng tạo của tuổi trẻ; lấy lời Bác dạy làm kim chỉ nam cho mọi hành động; không ngại khó, ngại khổ, quyết tâm chinh phục mọi đỉnh cao trên mọi lĩnh vực, trong nghề nghiệp, trong cuộc sống. Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa tới dự.
Đại hội thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác lần thứ 7 năm 2023 diễn ra từ hôm nay đến 27/9 tại Hà Nội. Tham dự Đại hội có 420 đại biểu được giới thiệu và xét chọn kỹ lưỡng qua nhiều bước, là những điển hình đạt danh hiệu thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác cấp tỉnh trên các lĩnh vực khác nhau. Đến với Đại hội, mỗi thanh niên mang theo khát vọng với mong muốn góp sức mình cống hiến cho đất nước, lan tỏa văn hóa Việt Nam ra thế giới. Phóng viên Phương Thoa đã gặp gỡ một số tấm gương tiêu biểu để nghe họ chia sẻ về những khát vọng cống hiến cho quê hương, đất nước.
Học ngoại ngữ đang trở thành một xu hướng của bạn trẻ. Ngoại ngữ giúp người trẻ thêm cơ hội việc trong những công ty đa quốc gia và giảm tăng thêm năng lực cạnh tranh trực tiếp với những ứng viên thông thạo ngoại ngữ. Các công ty quốc tế khi đến Việt Nam luôn có nhu cầu tuyển dụng nhân sự không chỉ giỏi chuyên môn còn sử dụng ngoại ngữ thành thạo như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ... Đây cũng là những quốc gia có nhiều công ty lớn đầu tư tại Việt Nam. Bên cạnh đó, muốn đi du học, làm việc ở nước ngoài thì bắt buộc bạn cần có ngoại ngữ và không có cách nào hiệu quả hơn là bạn phải đầu tư thời gian học ngoại ngữ. Vậy học ngoại ngữ như thế nào cho hiệu quả? - Khách mời: Bà Trần Thị Minh Hiếu- Đại diện IELTS 9.0 tại Việt Nam.
Làm sao để kiểm soát và giảm tin nhắn rác, cuộc gọi lừa đảo?- Lạng Sơn: chú trọng xây dựng văn hóa công sở, đạo đức công vụ.- Triển lãm “Trở về Trung thu xưa”.
HĐND TP Hà Nội vừa thông qua Nghị quyết tán thành chủ trương thành lập quận Gia Lâm và các phường thuộc quận. Hiện thành phố Hà Nội đang hoàn thiện hồ sơ trình Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Hơn 2.200 chỉ tiêu việc làm, học nghề, xuất khẩu lao động được 30 doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh tham gia tuyển sinh, tuyển dụng tại Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Ba Vì lần thứ II diễn ra sáng nay (23/9). Tham gia Phiên giao dịch và tư vấn việc làm, người lao động không chỉ được cung cấp các thông tin về du học, về chính sách bảo hiểm thất nghiệp…mà còn có cơ hội tìm được việc làm phù hợp với trình độ và khả năng của bản thân, ở đa dạng các ngành nghề, với mức lương từ 5 đến 15 triệu đồng/người/tháng cùng các chế độ phúc lợi xã hội khác. Đây là hoạt động do Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội phối hợp với Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Ba Vì (Sở LĐTBXH Hà Nội) phối hợp tổ chức.
Hơn 16 ngìn 600 chỉ tiêu việc làm, được 116 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tuyển dụng trong Phiên giao dịch việc làm trực tuyến, kết nối 8 tỉnh thành phố, gồm: Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, Thái Nguyên, Thái Bình, Hà Nam và Ninh Bình diễn ra sáng nay. Phiên giao dịch việc làm do Trung tâm dịch vụ việc làm các địa phương phối hợp tổ chức, tuyền dụng đa dạng ngành nghề, với mức lương từ 5 đến 15 triệu đồng/người/tháng.
Sáng 18/9, tại TP. Cần Thơ, Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội phối hợp với Bộ Tư lệnh Quân khu 9 tổ chức Hội nghị tập huấn cộng tác viên truyền hình toàn quân năm 2023 khu vực phía Nam. Đây là dịp để đội ngũ những người làm báo nói, báo hình trong toàn quân gặp gỡ, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, cập nhật kiến thức, bồi đắp thêm tình yêu nghề.
Phát triển theo mô hình khu công nghiệp sinh thái, xanh bền vững là xu hướng được quan tâm nhiều hiện nay để thu hút nguồn đầu tư chất lượng và cải thiện hiệu quả kinh tế. Việt Nam từ rất sớm đã nhận diện cơ hội và đưa ra chiến lược phát triển kinh tế xanh, giảm phát thải cacbon…Trong đó, nhiều khu công nghiệp (KCN) ở TP.HCM đã từng bước chuyển đổi sản xuất, kinh doanh sang kinh tế tuần hoàn, xanh hóa để phát triển bền vững. Nguyễn Quang – Phóng viên thường trú TP.HCM có bài đề cập vấn đề này:
Tính đến nay, nước ta đã quy hoạch và khoanh vi để thành lập được 47 khu bảo tồn đất ngập nước cũng như đề cử thành công 9 khu đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế (gọi tắt là khu Ramsar) với tổng diện tích hơn 120 nghìn ha. Định hướng xây dựng Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học giai đoạn 2021 - 2030, Việt Nam sẽ tăng số lượng khu đất ngập nước được quốc tế công nhận lên 15 khu. Tuy nhiên, thời gian qua, nhiều địa phương chưa đánh giá đúng và phát huy được giá trị dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước, còn tồn tại các xung đột trong việc hài hòa giữa mục tiêu phát triển kinh tế và bảo tồn các vùng đất ngập nước. Điều này làm ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên của vùng đất ngập nước. Vậy cần phải làm gì để Việt Nam có thêm các khu Ramsar mới? Đây là nội dung Chương trình Đối thoại ngày hôm nayvới sự tham gia của các vị khách mời: PGS.TS Nguyễn Thế Chinh, Chuyên gia cao cấp Viện Khoa học khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược chính sách Tài nguyên và Môi trường; TS Trần Ngọc Cường, nguyên Trưởng phòng Sinh thái và Cảnh quan thiên nhiên, Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Đang phát
Live