
Thương mai điện tử xuyên biên giới: kênh phân phối hàng hoá Việt hiệu quả, đặc biệt là thủ công mỹ nghệ.Chuyển đổi số trong chế biến, phân phối thực phẩm - còn nhiều thách thức. Quảng Ninh xóa tiền mặt trong thanh toán dịch vụ công, học phí, viện phí
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đề ra những mục tiêu rất cụ thể cho tiến trình phát triển kinh tế giai đoạn 2021 – 2025 như: tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt khoảng 6,5% - 7%/năm; đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp vào tăng trưởng đạt khoảng 45%; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt hơn 25% và kinh tế số đạt khoảng 20%…Trong số những mục tiêu vừa nêu, kinh tế số là chỉ tiêu mới – vừa hiện hữu nhiều cơ hội, thuận lợi, vừa cho thấy những bất cập-thách thức. Đã qua nửa chặng đường triển khai Nghị quyết Đại hội, chúng ta đã góp sức thực hiện mục tiêu kinh tế số tới đâu? Những điều kiện thuận lợi nào cần nhận diện-phát huy, giải pháp nào là căn cơ để kinh tế số không chỉ cán mốc 20% GDP vào năm 2025 như kỳ vọng mà còn thực sự là động lực quan trọng thúc đẩy hoàn thành nhiều mục tiêu tăng trưởng khác? Khách mời: ông Trần Minh Tuấn – Vụ trưởng Vụ Kinh tế số và xã hội số, Bộ Thông tin và Truyền thông; ông Nguyễn Kim Hùng – Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME), kết nối Tiến sĩ Trần Quý – Viện trưởng Viện Phát triển Kinh tế số Việt Nam, tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Thách thức thống kê tỷ trọng kinh tế số trong GDP và nghĩa vụ của các bên liên quan.- Xuất khẩu 5 tháng đầu năm 2023: Nhiều ngành xuất khẩu chủ lực vẫn khó khăn.- Nắng nóng gay gắt, sản lượng điện tiêu thụ các tỉnh miền Bắc tăng cao.
Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang thực hiện Điều tra Doanh nghiệp 2023 nhằm biên soạn Sách trắng doanh nghiệp, Sách trắng Hợp tác xã thường niên. Trong kỳ điều tra này, cơ quan chức năng thử nghiệm đo lường đóng góp của kinh tế số vào GDP - một chỉ tiêu mới được cụ thể hóa trong Luật Thống kê (sửa đổi). Đây là nhiệm vụ không hề dễ dàng trong bối cảnh tăng tốc chuyển đổi số toàn nền kinh tế, cần sự phối hợp tích cực liên ngành, đặc biệt là khối doanh nghiệp. PV Thu Trang ghi nhận những tín hiệu tích cực trong nỗ lực này
Kinh tế số tại Đà Nẵng đóng góp đáng kể trong cơ cấu GRDP thành phố với tỷ lệ 17,5%. Đây là thông tin đưa ra tại Hội thảo “Dữ liệu số: Thách thức và Định hướng”, do UBND thành phố Đà Nẵng tổ chức chiều nay (26/5). Hội thảo có sự tham gia của đông đảo các chuyên gia, diễn giả và lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp Phó Thủ tướng tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác Quốc tế Campuchia Pờ-rạ Xộ-khon.- Làm việc với Ban Bí thư Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị thanh niên phải đi đầu thực hiện chuyển đổi số, phát triển kinh tế số.- Trước buổi đối thoại giữa Thủ tướng Chính phủ với thanh niên diễn ra vào sáng mai về chủ đề Xây dựng nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao đáp ứng kỷ nguyên 4.0, nhiều bạn trẻ mong muốn Chính phủ có cơ chế đãi ngộ nguồn nhân lực chất lượng cao.- Ban Chỉ đạo 389 quốc gia thành lập tổ công tác chống buôn lậu hàng không sau vụ phát hiện có ma tuý trong hành lý của 4 tiếp viên hàng không.- Giá xăng, dầu trong nước đồng loạt giảm mạnh từ chiều nay.- Chủ tịch Trung Quốc thăm Nga nhằm tìm kiếm vai trò “kiến tạo hòa bình” cho cuộc xung đột Ucraina, trong khi Thủ tướng Nhật Bản Fumyo Kishida hôm nay bất ngờ tới thăm Ucraina và có cuộc hội đàm với Tổng thống Ucraina.- Các nhà tài trợ cam kết tài trợ 7 tỷ ơ rô cho Thổ Nhĩ Kỳ và Syria khắc phục hậu quả động đất.
Giai đoạn bình thường mới, thương mại điện tử tăng trưởng mạnh mẽ, đóng vai trò quan trọng thúc đẩy tiến trình phục hồi kinh tế. Làm thế nào để hoạt động này tiếp tục tăng trưởng tốt, giai đoạn hậu đại dịch – là nền tảng, động lực cho tương lai kinh tế số Việt Nam?
Ảnh hưởng từ dịch Covid 19 đã làm thay đổi tất cả, đó là nhiều những thách thức đặt ra, nhưng đi kèm với đó là cơ hội mà nhiều doanh nghiệp đang nắm bắt. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, để thúc đẩy tái cơ cấu nền kinh tế trong thời gian tới, cần thúc đẩy mô hình kinh tế tương lai hướng đến phát triển kinh tế xanh, bền vững và kinh tế số.
Sáng nay (21/12), tại Hà Nội, Bộ Công an tổ chức Hội nghị trực tuyến “Phòng ngừa vi phạm, tội phạm trong chuyển đổi nền kinh tế số và đảm bảo an ninh thông tin mạng đối với dịch vụ nội dung số tại Việt Nam”. Hội nghị nhằm đánh giá toàn diện tình hình kết quả đạt được, làm rõ những hạn chế, khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân và đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả phòng ngừa vi phạm, tội phạm trong chuyển đổi nền kinh tế số, đảm bảo an ninh thông tin mạng đối với dịch vụ nội dung số tại Việt Nam.
Đại dịch Covid-19 gây ra nhiều hệ luỵ về kinh tế nhưng cũng là chất xúc tác thúc đẩy chuyển đổi kinh tế số. Thực tế cho thấy, dưới tác động của đại dịch Covid-19, Chính phủ, người dân và doanh nghiệp đã thực sự chuyển mình trong nền kinh tế số. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực, tiến trình chuyển đổi số vẫn còn những tồn tại, hạn chế như: không đồng đều trong thích ứng với sự thay đổi của công nghệ; hành lang pháp lý chưa phù hợp, chưa tạo điều kiện cho chuyển đổi số và sự xuất hiện của các mô hình kinh tế số mới, cơ sở hạ tầng kinh tế số còn hạn chế... Cách tiếp cận lập pháp trong khung cảnh chuyển đổi số là nội dung chúng tôi đề cập trong chương trình Quốc hội với cử tri hôm nay.