Chỉ đạo về chính sách tiền tệ, tháo gỡ khó khăn thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tăng khả năng tiếp cận và hấp thụ tín dụng, giảm lãi suất cho vay.- Cho ý kiến về dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lưu ý cần có chính sách giải quyết ô nhiễm moi trường và ùn tắc giao thông.- Liên quan việc Trung Quốc công bố Đường cơ sở thẳng bên trong Vịnh Bắc Bộ mới đây, Việt Nam đề nghị Trung Quốc tôn trọng và tuân thủ Hiệp định về phân định Vịnh Bắc Bộ.- Sẵn sàng cho Hội báo toàn quốc 2024, lần đầu tiên được tổ chức tại TPHCM.- Tổng thống Nga Putin kêu gọi cử tri, bao gồm cả các vùng lãnh thổ mới xáp nhập, đi bỏ phiếu để xác định rõ ràng tương lai của nước Nga.- Thế giới ồ ạt viện trợ nhân đạo cho người dân ở Gaza, giữa lúc cơ hội ngừng bắn không rõ ràng.
Dựa trên ba trụ cột chính: Du lịch lịch sử, tâm linh; du lịch bản sắc văn hóa dân tộc, cảnh quan thiên nhiên; du lịch nghỉ dưỡng, thể thao, tỉnh Điện Biên xác định phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; là đầu tàu để tạo động lực cho tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương.
Cần hoàn thiện chính sách để các ngành công nghiệp nền tảng phát triển bền vững.- Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: Doanh nghiệp và người tiêu dùng giữ vai trò quyết định.- Thúc đẩy phát triển Khu kinh tế cửa khẩu - Ghi nhận tại Móng Cái.
Theo thông báo mới nhất của Văn phòng Nội các Nhật Bản, nền kinh tế nước này đã thoát khỏi suy thoái nhờ tăng trưởng trong quý 4 năm ngoái. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quí 4/2023 đã tăng 0,1% so với quý trước đó, chính thức đưa Nhật Bản thoát khỏi suy thoái. Trước đó, Nhật Bản có hai quý liên tiếp tăng trưởng âm khiến nước này đánh mất vị trí nền kinh tế lớn thứ ba trên thế giới.
Nhằm thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu qua địa bàn, thành phố Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp hỗ trợ, tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp, đồng thời ưu tiên nguồn lực đầu tư xây dựng hạ tầng, kết cấu khu vực cửa khẩu hiện đại, góp phần đưa Khu kinh tế Cửa khẩu Móng Cái sớm trở thành trung tâm kinh tế thương mại cửa khẩu, công nghiệp, cảng biển, logistics, dịch vụ tổng hợp của tỉnh Quảng Ninh và Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Thông tư 02 của Ngân hàng Nhà nước quy định về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ sẽ hết hiệu lực vào 30/6. Nhiều ngân hàng thương mại đang đề xuất gia hạn thông tư này thêm 1 năm nữa (nghĩa là đến 30/6/2025), nhằm hỗ trợ các khách hàng gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh và gặp khó khăn trong việc trả nợ các khoản vay phục vụ đời sống, tiêu dùng.
Hai tháng đầu năm nay, tăng trưởng tín dụng tại TP.HCM đạt khá thấp (tăng trưởng tín dụng tháng 1 giảm 0,93% và tháng 2 tăng nhẹ 0,6%) trong khi nguồn vốn tín dụng tại các ngân hàng vẫn dồi dào. Dự báo nền kinh tế nhiều biến động, khả năng hấp thụ vốn của các đơn vị sản xuất kinh doanh hạn chế, cần có thêm nhiều biện pháp để ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn.
Tại họp báo Chính phủ thường kỳ chiều tối nay (02/03), Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Thanh Hà cho biết thanh khoản rất dồi dào và các ngân hàng sẵn sàng nguồn vốn cho nền kinh tế.
Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng gần 6% so với cùng kỳ 2023; Cả nước có hơn 41.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập và quay trở lại hoạt động; Vốn đầu tư thực hiện từ ngân sách tăng hơn 2%; Vốn FDI thực hiện cao nhất cùng kỳ 5 năm liền kề; Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu tăng gần 19%; Lạm phát cơ bản được kiểm soát ở mức tăng 2,84%... là những số liệu đáng chú ý trong bức tranh kinh tế 2 tháng đầu năm – là thông điệp tích cực cho mục tiêu tăng trưởng 2024. Làm thế nào để tiếp tục hạn chế những bất cập còn tồn tại, duy trì và phát huy những điểm sáng – động lực vừa nêu, vì mục tiêu tăng trưởng cả năm?
Đang phát
Live