Trong những năm qua, kiểm toán nhà nước bước đầu khẳng định được vai trò không thể thiếu được của mình trong hệ thống kiểm tra, kiểm soát của nhà nước ta. Những kết quả kiểm toán trung thực, chính xác , khách quan của cơ quan kiểm toán nhà nước không chỉ giúp Chính phủ, Quốc hội đánh giá đúng tình hình thực trạng tài chính ngân sách nhà nước mà còn cung cấp các thông tin làm căn cứ cho việc hoạch định các chính sách kinh tế. xã hội từ đó đề ra các biện pháp tăng cường quản lý thu chi ngân sách đồng thời nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội trong việc sử dụng ngân sách.
- Năm 2021, kinh tế Việt Nam có thể phục hồi 7% Tạm nộp thuế thu nhập theo Nghị định 126: doanh nghiệp lo bị phạt nặng- ngành thuế và chuyên gia nói gì? Chuyện thị trường với nội dung: “Tổng lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tháng 11 tăng so với cùng kỳ- Thị trường trong nước có dấu hiệu hồi phục tốt.
Cho đến thời điểm hiện tại, nước ta đã và đang Hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới bằng việc tham gia vào các Hiệp định Thương mại tự do FTA thế hệ mới. Hội nhập đã mang lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng tiếp cận thị trường, kết nối và tham gia sâu hơn vào mạng lưới sản xuất toàn cầu.
- Quảng Ngãi hiện thực hóa nghị quyết về kinh tế biển Vươn khơi bám biển: - Quy định của pháp luật về cứu hộ, cứu nạn biển - Làng chài Phước Đồng thành công nhờ liên kết và cải tiến kỹ thuật khai thác bảo quản hải sản
- Phát triển thành phố thông minh - Giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số. -Phát triển hạ tầng kinh tế số, xã hội số - Bảo vệ chủ quyền số quốc gia.
* Phát triển thương mại ở các chợ Lào Cai, giúp người dân tăng thu nhập.* Phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, thúc đẩy phát triển kinh tế ở Lai Châu.* Tiểu thương tại Thành phố Hồ Chí Minh tham gia phiên chợ online.
- Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tiếp xúc cử tri, tại huyện An Lão, Thành phố Hải Phòng.- Hội nghị các nhà Lãnh đạo kinh tế APEC lần thứ 27 thành công tốt đẹp với việc thông qua Tuyên bố về Tầm nhìn APEC đến năm 2040 – dấu mốc mới định hướng tương lai APEC và khu vực châu Á - Thái Bình Dương: Thịnh vượng- tự cường và hòa bình.- Nhiều thách thức đặt ra cho Hội nghị thượng đỉnh G20 khai mạc tối nay theo giờ Việt Nam khi hầu hết các cam kết trong cuộc họp đầu năm của nhóm này đến nay đều chưa thực hiện được. Nó cho thấy sự mâu thuẫn trong nội bộ nhóm các nền kinh tế lớn nhất thế giới.- Số ca mắc covid-19 trên toàn cầu vẫn tăng nhanh theo từng giờ, hiện gần cán mốc 60 triệu người nhiễm. Nhiều hãng dược phẩm quốc tế đua nhau xin cấp phép sử dụng khẩn cấp vacxin ngừa Covid-19 để ngăn chặn đà lây nhiễm.- Nhiều di tích văn hóa giá trị ở đô thị cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam bị xuống cấp nghiêm trọng, sửa chữa, trùng tu ngay.
Trong khi Mỹ và châu Âu vẫn mắc kẹt trong “vũng lầy” kinh tế do đại dịch Covid-19 gây ra, các nền kinh tế lớn ở châu Á vừa công bố những chỉ số cho thấy kinh tế đã bắt đầu phục hồi. Đây thực sự là tín hiệu lạc quan khi các dự đoán trước đó cho rằng, đa số nền kinh tế tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương có thể sẽ đối mặt với tương lai tăng trưởng khó khăn trong phần còn lại của 2020. Câu hỏi đặt ra là đà phục hồi hiện nay liệu có bền vững? Mô hình phục hồi của các nền kinh tế lớn ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia sẽ theo hướng nào?
- Siết chặt quy định đeo khẩu trang nơi công cộng - Cẩn tắc vô áy náy.- Ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) - Khẳng định quyết tâm mạnh mẽ của ASEAN và các Đối tác về liên kết và tự do hóa thương mại.- Bế mạc Cấp cao ASEAN 37 và các hội nghị liên quan: Tinh thần thượng tôn pháp luật tiếp tục được đề cao.- Hơn 350.000 tỷ đồng bổ sung ngân sách cho các địa phương.- Sẽ xử lý nghiêm các thông tin xấu, độc trên mạng.- Gấu trắng di cư vào gần khu dân cư gây nguy hiểm cho người dân tại vùng cận Bắc Cực.
Sáng nay (15/11/2020) Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) đã được ký kết. Là Hiệp định thương mại tự do với sự tham gia của 10 nền kinh tế ASEAN và 5 quốc gia mà ASEAN đã ký hiệp định thương mại tự do, RCEP là một trong 13 mục tiêu ưu tiên của năm ASEAN 2020. Chuyên gia kinh tế, TS Võ Trí Thành - nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương; Chủ tịch Ủy ban Hợp tác kinh tế Thái Bình Dương của Việt Nam sẽ thông tin tới quý vị và các bạn về tiến trình đàm phán cũng như những lợi ích mà Hiệp định RCEP mang lại cho các nước tham gia vào hiệp định RCEP, trong đó có Việt Nam.
Đang phát
Live