Trong khi Mỹ và châu Âu vẫn mắc kẹt trong “vũng lầy” kinh tế do đại dịch Covid-19 gây ra, các nền kinh tế lớn ở châu Á vừa công bố những chỉ số cho thấy kinh tế đã bắt đầu phục hồi. Đây thực sự là tín hiệu lạc quan khi các dự đoán trước đó cho rằng, đa số nền kinh tế tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương có thể sẽ đối mặt với tương lai tăng trưởng khó khăn trong phần còn lại của 2020. Câu hỏi đặt ra là đà phục hồi hiện nay liệu có bền vững? Mô hình phục hồi của các nền kinh tế lớn ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia sẽ theo hướng nào?
- Siết chặt quy định đeo khẩu trang nơi công cộng - Cẩn tắc vô áy náy.- Ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) - Khẳng định quyết tâm mạnh mẽ của ASEAN và các Đối tác về liên kết và tự do hóa thương mại.- Bế mạc Cấp cao ASEAN 37 và các hội nghị liên quan: Tinh thần thượng tôn pháp luật tiếp tục được đề cao.- Hơn 350.000 tỷ đồng bổ sung ngân sách cho các địa phương.- Sẽ xử lý nghiêm các thông tin xấu, độc trên mạng.- Gấu trắng di cư vào gần khu dân cư gây nguy hiểm cho người dân tại vùng cận Bắc Cực.
Sáng nay (15/11/2020) Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) đã được ký kết. Là Hiệp định thương mại tự do với sự tham gia của 10 nền kinh tế ASEAN và 5 quốc gia mà ASEAN đã ký hiệp định thương mại tự do, RCEP là một trong 13 mục tiêu ưu tiên của năm ASEAN 2020. Chuyên gia kinh tế, TS Võ Trí Thành - nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương; Chủ tịch Ủy ban Hợp tác kinh tế Thái Bình Dương của Việt Nam sẽ thông tin tới quý vị và các bạn về tiến trình đàm phán cũng như những lợi ích mà Hiệp định RCEP mang lại cho các nước tham gia vào hiệp định RCEP, trong đó có Việt Nam.
- Quốc hội thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm tới, trong đó đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6%.- Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực là một trong 13 mục tiêu ưu tiên của năm ASEAN 2020, được tất cả các nước quan tâm và tập trung nguồn lực cao nhất nhằm kết thúc đàm phán và đi đến ký kết tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37, sẽ khai mạc vào sáng 11/11.- Hoàn lưu bão số 12 gây mưa to tại các tỉnh Nam Trung bộ. Tại tỉnh Phú Yên nhiều nơi ngập sâu do mưa lớn kết hợp với thủy điện xả lũ. Hàng nghìn người dân đã được sơ tán khẩn cấp đến nơi an toàn ngay trong đêm.- Bão Vàm cỏ giật cấp 16 đang tiến vào Biển Đông.- Cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa đều muốn khơi mào cuộc chiến pháp lý sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.- Khoảng 90 tỷ đô la Mỹ được người dân Trung Quốc mạnh tay chi trong ngày lễ độc thân 11/11 qua 2 trang web thương mại lớn ở nước này.
Hôm nay là ngày thứ 3 Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về: kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước, đầu tư công, và một số nội dung quan trọng khác. Nhìn lại 2 ngày làm việc tại Hội trường, có thể thấy, các đại biểu đánh giá cao chủ trương của Đảng, chính sách điều hành của Chính phủ trong việc thực hiện mục tiêu kép về phát triển kinh tế xã hội. Đồng thời kiến nghị bổ sung vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2021-2025 một số nội dung liên quan đến an toàn hồ đập, trồng rừng, chương trình đổi mới giáo dục... Theo nhiều chuyên gia kinh tế, để có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế Chính phủ đề xuất cho phát triển trong 5 năm tới, đó là tăng trưởng GDP đạt 6,5 đến 6,7%, đòi hỏi phải có các giải pháp mạnh mẽ trong điều hành của năm 2021. Chúng tôi bàn về nội dung này, với chủ đề: “Kiên trì “mục tiêu kép” trước nhiều yếu tố bất định tác động tới nền kinh tế: Những yêu cầu đặt ra” - với khách mời là chuyên gia kinh tế, TS Võ Trí Thành - nguyên Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương.
- Kiên trì “mục tiêu kép” trước nhiều yếu tố bất định tác động tới nền kinh tế: Những yêu cầu đặt ra.- Bầu cử Mỹ kết quả khó lường.
- Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tham gia giải trình tại phiên thảo luận của Quốc hội tại Hội trường về tình hình kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước.- Các tỉnh Nam Trung bộ đã cấm biển, sẵn sàng ứng phó với bão số 10.- Các lực lượng cứu hộ nạn nhân mất tích tại Quảng Nam đã tạm dừng công tác tìm kiếm vì trời mưa trở lại, đất đá tiếp tục sạt lở.- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất giữ nguyên lương tối thiểu vùng trong năm tới.- Ai sẽ là vị Tổng thống thứ 46 của nước Mỹ? Những thông tin cập nhật trong cuộc chạy đua căng thẳng tại các bang giữa đương kim Tổng thống Donald Trump và ứng viên Joe Biden sẽ được chúng tôi cập nhật trong chương trình thời sự.
- Tăng trưởng kinh tế nhìn từ những điểm nhấn quan trọng trong công tác điều hành của Chính phủ trong năm 2020.- “Giữ lửa” Đờn ca tài tử trên mảnh đất Sen hồng - Đồng Tháp.- Trần Thị Ngọc Hân, người đồng sáng lập và Giám đốc Đào tạo học thuật Tiếng Anh chuẩn hoá quốc tế tại Teky Holding - hệ sinh thái khởi nghiệp vừa được đề cử vào Top 10 hạng mục doanh nhân xã hội Đông Nam Á chương trình Women of the Future Awards.
- UBKT Trung ương đề nghị Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật đối với ông Nguyễn Văn Bình Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương.- Tiếp tục duy trì mức lương tối thiểu hiện hành của năm 2020 cho tới hết năm 2021.- Quảng Nam chủ động tạm dừng kiếm nạn nhân mất tích khi có mưa lớn. Trong khi đó, Phú Yên ban hành lệnh cấm biển để phòng, chống bão số 10.- Mọi sự chú ý dồn vào nước Mỹ, khi các điểm bỏ phiếu chính thức bắt đầu mở để cử tri bầu ra Tổng thống thứ 46 của nước này.- Australia hạ lãi suất cơ bản xuống mức thấp chưa từng có trong lịch sử.
Theo kế hoạch, trong 2 ngày 03+04/11, Quốc hội sẽ Thảo luận ở hội trường về: Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2020; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2021; Kết quả thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch 5 năm giai đoạn 2016-2020: phát triển kinh tế - xã hội, cơ cấu lại nền kinh tế, tài chính quốc gia, đầu tư công trung hạn; Dự kiến mục tiêu chủ yếu và một số nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025; chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 và các kế hoạch: đầu tư công trung hạn, tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2021-2025… Nhìn lại những điểm nhấn quan trọng trong công tác điều hành của Chính phủ - để có thể đạt được các kết quả tăng trưởng kinh tế gắn với ổn định vĩ mô, an sinh xã hội thời gian qua - trong bối cảnh nhiều quốc gia trên thế giới tăng trưởng âm bởi các tác động tiêu cực từ thiên tai, dịch bệnh, phóng viên Nguyên Long - theo dõi lĩnh vực kinh tế sẽ có những trao đổi cụ thể để làm rõ nội dung này.
Đang phát
Live