Thưa quý vị và các bạn. Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, việc đào tạo từ xa được coi là bước chuyển mình mạnh mẽ của hoạt động bồi dưỡng, trau dồi, lan tỏa kiến thức để phát triển các hoạt động sản xuất, kinh doanh một cách chuyên nghiệp, có hiệu quả. Việc cập nhật kiến thức, công nghệ và các giải pháp mới để tiếp cận học tập và trang bị kiến thức thành công đã “chắp cánh” cho rất nhiều doanh nhân, doanh nghiệp khởi đầu sự nghiệp và mang lại thành công, cho doanh nghiệp- Với việc cập nhật kiến thức “mọi lúc, mọi nơi” thông qua hình thức trực tuyến và có tính kế tiếp ở nhiều trường đại học hiện nay và nhiều trường hợp kết nối “xuyên biên giới” cũng là cách trang bị kiến thức kinh doanh nền tảng, giúp các doanh nhân định hướng chiến lược, lường trước rủi ro và có cách thức vượt qua thách thức đại dịch. Công nghệ đã kết nối các ý tưởng khởi nghiệp, doanh nhân khởi nghiệp và dự án khởi nghiệp với nhau khá thành công. Chương trình Khởi nghiệp bàn chủ đề: “Đào tạo từ xa – kết nối doanh nhân khởi nghiệp lại gần”. Khách mời của chương trình là TS. Bùi Kiên Trung, Phó giám đốc Trung tâm đào tạo từ xa, Trường Đại học Kinh tế quốc dân; Doanh nhân Phan Quang Cường, Chủ tịch CTCP CF Group.
Có lẽ chưa bao giờ “startup - khởi nghiệp” lại được quan tâm nhiều như thời gian gần đây. Thú vị hơn khi hoạt động này sôi nổi trong giới học sinh, sinh viên, ở nhiều ngôi trường trên cả nước, đặc biệt tại Thủ đô. Để tạo được hiệu ứng tích cực này, bên cạnh vai trò hỗ trợ, thúc đẩy của nhiều cá nhân, tổ chức - có thể là nguồn quỹ tư nhân, có thể là ngân sách địa phương, ngân sách quốc gia - không thể không nhắc đến vai trò “bà đỡ”, vai trò kết nối của chính các trường học. Chương trình hôm nay, chúng ta hãy cùng chia sẻ những thông tin này với các vị khách mời, đó là: PGS.TS Nguyễn Anh Thu - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội và Tiến sĩ Phạm Hùng Tiến - Phó Giám đốc Quốc gia Viện Friedrich Naumann (Đức) đang có nhiều hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp.
Quản trị doanh nghiệp – kinh nghiệm quý, cách làm hay để vượt qua khó khăn do dịch bệnh sẽ là nội dung chúng ta cùng trao đổi hôm nay. Sau đợt dịch Covid 19 lan rộng, tác động tiêu cực tới các hoạt động kinh doanh, buôn bán, làm ăn, lao động sản xuất của đông đảo người dân và doanh nghiệp. Hoạt động tại một số doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn. Trong thực tế, rất nhiều doanh nghiệp đã không thể trụ được, phải cắt giảm lao động, thậm chí đóng cửa hoặc chuyển sang ngành nghề khác. Đối với một số doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, thì đây là giai đoạn thử thách “sống còn” đối với sự nghiệp, công việc của các doanh nghiệp. Kinh nghiệm “vượt bão” đại dịch như thế nào? Chương trình Khởi nghiệp hôm nay, chúng tôi bàn chủ đề: “Quản trị doanh nghiệp – Vượt qua khó khăn do dịch covid19”.
Khi nền tảng kinh doanh ngấm đòn đại dịch Covid 19, nhiều doanh nghiệp trong đó có các Startup phải rời bỏ cuộc đua nơi thương trường, nhưng cũng có rất nhiều nhà sáng lập-founder-startup thắng lớn. "Startup tăng trưởng mạnh thời Covid - Gặp may hay thích ứng nhanh?" là chủ đề chương trình hôm nay. Khách mời là ông Hà Anh Tuấn - Tổng Giám đốc Công ty Vinalink, chuyên gia khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và đại diện của dự án Foodhub - anh Nguyễn Xuân Vinh.
Dịch Covid 19 xuất hiện, tới nay, đã 1 năm rưỡi, với tác động đa chiều. Làm thế nào để toàn nền kinh tế có thể nhận diện, phát huy những mặt tích cực-lợi thế và hạn chế được những ảnh hưởng theo chiều hướng xấu? Động lực nào cho cộng đồng StartUp, khi Covid 19 chưa có dấu hiệu dừng? Ươm mầm khởi nghiệp hôm nay, hy vọng các chuyên gia là những người bạn đồng hành của các Startup thời gian qua sẽ giúp quý vị nhìn nhận bao quát-sâu sắc hơn thực tế này, đó là ông Nguyễn Hữu Lương - Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội – đại diện đơn vị triển khai Đề án 4889 “Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2019-2025”, và ông Phạm Tuấn Hiệp – Giám đốc Ươm tạo BKHoldings, mô hình doanh nghiệp trong trường học đầu tiên tại Việt Nam. Ông Hiệp cũng đồng thời là thành viên ban điều hành Techfest Việt Nam, đại diện Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo BKFund.
Thời gian qua, dù đại dịch Covid 19 tác động mạnh mẽ, đa chiều, vẫn có những tín hiệu tích cực từ cộng đồng Startup Việt, đặc biệt là cộng đồng startup lĩnh vực khoa học công nghệ. Để tạo nên những điểm sáng đó, không thể không nhắc tới hoạt động hỗ trợ-thúc đẩy phong trào khởi nghiệp của nhiều cá nhân, tổ chức - có thể từ nguồn quỹ tư nhân, có thể từ nguồn ngân sách địa phương, ngân sách quốc gia. Một trong số đó phải kể đến các chương trình, hoạt động từ Đề án “Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn năm 2019-2025” (gọi tắt là Đề án 4889). Phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam phỏng vấn ông Nguyễn Hữu Lương, Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội – đại diện đơn vị triển khai Đề án 4889, cung cấp tới quý vị và các bạn nội dung này.
Đan lai ngày trở về - Trung Quốc dựng bản sao tàu Titanic nổi tiếng nhằm thu hút khách du lịch- Pháp sản xuất xà phòng từ dịch nhầy của ốc sên
Sáng 19/5, tại thành phố Buôn Ma Thuột, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Đắk Lắk tổ chức chung kết và trao giải cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo năm 2021.
Chương trình có sự tham gia-trao đổi của ông Nguyễn Hoa Cương - Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương và doanh nhân Phạm Thanh Hưng - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn CenGroup (Shark Hưng).
Sau hơn một năm “sóng gió” vì đại dịch – với những thay đổi bất thường trong sản xuất-tiêu dùng, toàn nền kinh tế đã và đang thích ứng, định hình cách thức hoạt động, trong bối cảnh mới. Cộng đồng StartUp có là ngoại lệ hay không khi nguồn lực vốn dĩ hạn chế, kinh nghiệm thương trường thiếu, môi trường kinh doanh bị đảo lộn? Động lực nào cho các Startup? Trong 45 phút của chương trình, chúng ta cùng nhìn nhận thực tế qua phân tích của các chuyên gia, doanh nhân và đại diện một số StartUp sáng giá lĩnh vực công nghệ mới.
Đang phát
Live