
“Chữ tín quý hơn vàng”, “chữ tín khó mấy cũng làm”... là thông điệp, kim chỉ nam đối với nhiều doanh nghiệp lớn trên thương trường. Thực tế đã chứng minh, khi các doanh nghiệp nhận thức rõ giá trị của chữ tín trong hoạt động sản xuất kinh doanh để bền bỉ thực hiện qua nhiều năm nay rồi sẽ có một ngày đạt kết quả như mong muốn. Đối với doanh nghiệp khởi nghiệp thì việc hiểu rõ vai trò và giá trị của chữ tín để ý thức vun đắp, xây dựng ngay từ những ngày đầu lập nghiệp chính là chọn hướng đúng để đi đến thành công. Trong nền kinh tế thị trường, chữ tín càng có giá trị và mang lại tính cạnh tranh cao cho mỗi doanh nghiệp. Chương trình Khởi nghiệp của Đài TNVN hôm nay với chủ đề: “Giá trị của chữ tín trong kinh doanh và việc xây dựng chữ tín trong hành trình khởi nghiệp”, chúng tôi có cuộc trò chuyện cùng với:- Doanh nhân Đỗ Thị Như Quỳnh, TGĐ Công ty Cổ phần SX Thương mại XNK Ngân Hà- Anh Trần Tuấn Linh, Giám đốc sáng tạo Công ty Cổ phần Thiết kế ADD Việt Nam.
Thời gian gần đây, nhiều mô hình, ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo, đặc biệt là của các bạn trẻ, đã đạt được những thành công nhất định, góp phần phát triển kinh tế-xã hội và tạo việc làm cho người lao động. Chuyển đổi số và tiếp cận những kênh bán hàng hiện đại là những điều kiện tiên quyết giúp doanh nghiệp ứng phó với các thách thức mới để nâng cao lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, doanh nghiệp khởi nghiệp đang gặp khó khăn trong việc ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh và mở rộng thị trường. Trong khó khăn luôn có những cơ hội xuất hiện. Thành công sẽ đến với những người nhanh nhạy, thay đổi kịp với thời cuộc có thể mang lại giá trị, đột phá mới. Vậy, doanh nghiệp khởi nghiệp cần làm gì để bán được hàng trên các sàn thương mại điện tử? – Đây cũng là chủ đề của chương trình Khởi nghiệp, với sự tham gia bàn luận của các khách mời: Doanh nhân Hoàng Hữu Thắng, Chủ tịch HĐQT Intech Group và Chuyên gia Thương mại điện tử Vũ Bảo Thắng - CEO Meta Ecom, một hệ sinh thái hỗ trợ thương mại điện tử.
Nằm trong chuỗi các hoạt động của Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia 2023, chiều nay tại tỉnh Nam Định diễn ra Diễn đàn cấp cao "Xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Vùng Đồng bằng sông Hồng". Sự kiện do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức.
Đưa sản phẩm văn hoá truyền thống, nông sản bản địa, ứng dụng công nghệ trong sản xuất, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm là cách làm kinh tế hiện nay của nhiều bạn trẻ ở miền núi tỉnh Quảng Ngãi. Với khát vọng làm giàu ngay trên quê hương, phong trào khởi nghiệp của thanh niên dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Ngãi đang lan toả khắp núi rừng nơi đây.
Hợp tác quốc tế trong điện ảnh: Kênh quảng bá “vàng” cho du lịch Việt Nam.- Trung Quốc và xu hướng bỏ phố về quê khởi nghiệp. Những chiến sỹ mũ nồi xanh Việt Nam xây dựng lớp học nhân đạo tặng các em nhỏ ở Abyei
Khởi nghiệp trong bất cứ lĩnh vực nào cũng đầy gian truân, trải nghiệm cùng thử thách. Thành công có được cũng chính là động lực bước đầu để cho các doanh nhân, doanh nghiệp trên cả nước vững bước trên con đường lập thân, lập nghiệp của mình, góp phần làm giàu cho gia đình, quê hương. Những đòi hỏi từ thực tiễn cuộc sống đã hun đúc nên những con người có niềm say mê, tâm huyết và khát vọng “vươn ra biển lớn”, khát khao giúp mình, giúp người gia tăng giá trị và kinh doanh thành công. Chương trình Khởi nghiệp chủ đề: “Doanh nghiệp tăng kết nối – tăng giá trị thương hiệu”, với chia sẻ của các vị khách mời: - Doanh nhân Phạm Thị Khánh, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Điện lạnh Ngọc Nguyên Châu, người có 20 năm làm việc trong lĩnh vực này. - Th.S Phạm Văn Minh, chuyên gia Quản trị doanh nghiệp và Đào tạo Kỹ năng mềm, Viện Khởi nghiệp sáng tạo, Trường Đại học Nguyễn Trãi.
Thời gian qua, để giúp cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam vươn lên, phát triển mạnh mẽ, rất nhiều chính sách, cách làm hay đã ra đời – từ cấp trung ươngm đến địa phương, và trong từng cá nhân đổi mới sáng tạo. Tuy nhiên, bối cảnh mới với những tác động, biến đổi khôn lường từ tình hình kinh tế quốc tế, cho thấy, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mơi sáng tạo Việt Nam cần có thêm nhiều chính sách hỗ trợ cộng đồng startup. Hãy cùng chúng tôi nhìn nhận thực tế này trong chương trình Khởi nghiệp hôm nay, với những chia sẻ, đề xuất, kiến nghị cụ thể từ các doanh nhân, chuyên gia, đó là doanh nhân trẻ Nguyễn Hữu Ân - Đồng sáng lập Công ty chuyên cung cấp giải pháp chuyển đổi số Teso; chuyên gia tư vấn đổi mới sáng tạo và chiến lược marketing, thương hiệu - ông Bùi Quý Phong, Phó Chủ tịch Câu lạc bộ Giám đốc Sale và makerting Việt Nam.
Tình hình kinh tế thế giới đang có nhiều biến động, diễn biến phức tạp thời gian qua có thể tiếp tục trong cả năm 2023. Hiện nay, với độ mở cao của nền kinh tế Việt Nam, với tỷ trọng xuất nhập khẩu tương đương 236% GDP, bất cứ “cơn nóng- lạnh” nào của nền kinh tế thế giới cũng sẽ tác động sâu sắc đến Việt Nam và các doanh nghiệp sẽ phải sẵn sàng ứng phó. Trong khi đó, ở nội tại, doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với lạm phát nhập khẩu. Chi phí sản xuất tăng, lãi suất ngân hàng thì đang ở mức cao. Doanh nghiệp rất cần vốn để phục hồi nhưng tiếp cận vốn không dễ dàng. Trong bối cảnh đó, doanh nghiệp khởi nghiệp – vốn còn non trẻ đang phải đối mặt với nhiều thách thức mới. Vậy, doanh nghiệp khởi nghiệp cần làm gì để quản trị rủi ro và ứng phó với những biến động của thị trường? - Các khách mời tham gia chương trình: Doanh nhân trẻ Nguyễn Thị Hồng Trang, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất thương mại và dịch vụ Việt An Phát; Ông Trần Văn Lê, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Cơ điện và Thương mại Phương Linh. Không chỉ là một doanh nhân thành đạt, ông Trần Văn Lê còn tham gia giảng dạy ở nhiều trường Đại học và là người truyền cảm hứng cho các doanh nhân trẻ trong hơn 10 năm qua.
Đời nghệ sỹ có thật sự "khó nuốt" như phát ngôn của MC Trấn Thành?- Robot cá mập hút rác thải, với mục tiêu làm sạch các dòng sông, ngăn rác thải nhựa chảy ra biển.
Đang phát
Live