
Thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu phản ánh tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng container rỗng để đóng hàng xuất đi khiến việc xuất khẩu bị kéo dài. Không những vậy, hàng hóa xuất khẩu nhưng phải lưu kho chờ container khiến các chi phí lưu kho, lưu bãi, phí xếp dỡ, phí mất cân bằng container… tăng, đẩy chi phí tàu biển của các lô hàng tăng mạnh, ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy đâu là nguyên nhân của tình trạng này và giải pháp trước mắt để xử lý ra sao, cũng như lâu dài cần phải có giải pháp tổng thể như thế nào để tăng sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam khi xuất khẩu?
- Chăm lo Tết cho công nhân có hoàn cảnh khó khăn.- Cuốn sách "Nhâm nhi Tết Tân Sửu".- Tạp chí âm nhạc quốc tế.
-Dồn lực chăm lo Tết cho người nghèo, người hoàn cảnh khó khăn : Để Tết đến với mọi nhà. - Nông dân Sơn La chủ động bảo vệ đàn vật nuôi trước rét đậm, rét hại.
Bộ Lao động – Thương binh và xã hội dự kiến trình Chủ tịch nước việc tặng quà Tết Tân Sửu năm 2021 với 2 mức đối với người có công với cách mạng.- Thành phố Hà Nội đang xây dựng cơ chế thí điểm mua lại biệt thự cổ để bảo tồn.- Tổng thống Nga V. Putin hy vọng, mối quan hệ Nga – Mỹ sẽ được cải thiện dưới thời Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden.- Liên minh châu Âu bắt đầu tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 trên toàn khối từ ngày 27/12 tới đây.
- Cơ chế chính sách dành cho giáo viên vùng khó khăn: Thay lời tôn vinh - Nình Bình xin phá rừng tự nhiên để khai thác đá vôi làm nguyên liệu cho nhà máy sản xuất xi măng: Liệu có lợi ích nhóm? - Cảnh báo về những rủi ro tiềm ẩn khi mua bán, cầm cố sổ BHXH để nhận trợ cấp BHXH một lần
Năm học vừa qua, cả nước và ngành giáo dục chịu tác động lớn của dịch COVID-19 và thiên tai, bão lũ để lại hậu quả nghiêm trọng. Một năm học đặc biệt trong điều kiện biến động, xáo trộn, ảnh hưởng lớn đến hoạt động dạy và học. Ngành giáo dục cùng với đội ngũ các thầy, cô giáo đã nỗ lực, vượt qua nhiều khó khăn để có thể vừa đảm bảo việc dạy và học, vừa tham gia phòng, chống dịch bệnh, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, nơi không có hoặc khó khăn để có thể tổ chức dạy - học trực tuyến. Không thể nói hết những tấm lòng, sự hy sinh của các thầy cô – thầm lặng, cống hiến tất cả vì học sinh. Chưa bàn đến chất lượng giáo dục, chỉ tính riêng về việc tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức, cùng người dân vượt qua khó khăn để đem ánh sáng tri thức đến cho con em đồng bào dân tộc đã là một thành tích cần được tôn vinh. Nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11) hôm nay chúng tôi bàn chủ đề: “Cơ chế, chính sách dành cho giáo viên vùng khó khăn: Thay lời tôn vinh” với sự tham gia của PGS.TS. Nguyễn Văn Hồng, Giảng viên Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Có đến những nơi khó khăn nhất của dải đất hình chữ S, mới thấy tại các bản làng vùng cao, vùng sâu vùng xa hiện vẫn đang còn hàng nghìn điểm trường tạm, nhà tranh vách nứa xập xệ, tiềm ẩn nguy cơ sập trường mỗi khi mưa to bão lớn.…Ở những nơi đó, khi chính quyền địa phương chưa có điều kiện để quan tâm hết thì đã xuất hiện những con người nguyện toàn tâm toàn ý cho những việc làm thiện nguyện, đem tình yêu thương của mình tới xây những ngôi trường, những cây cầu giúp người dân và trẻ em ở những nơi đó có thêm nhiều niềm vui và vơi bớt những khó khăn trong cuộc sống. Chúng ta cùng nghe nhà báo Hoàng Anh Sướng, đồng sáng lập Quỹ thiện nguyện Tâm Hiểu Thương chia sẻ về những hoạt động ý nghĩa này.
- Các tỉnh miền Trung tăng cường hỗ trợ người dân vượt qua những khó khăn của cơn bão số 7 - Hiệu quả mô hình nuôi cá lồng bè trong lòng hồ, trên sông - Hà Nội nỗ lực xây dựng nông thôn mới nâng cao
Sở Y tế TP Cần Thơ tổ chức họp mặt "Vui Tết trung thu" cho gần 150 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở 9 quận, huyện trên địa bàn. Đến chung vui cùng các em có đại diện lãnh đạo thành phố, cùng với đại diện các sở, ban, ngành, đơn vị tài trợ, nhằm tạo điều kiện cho các em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn có cơ hội gặp gỡ, giao lưu, chia sẻ, giúp các em có được một mùa Trung thu ấm áp nghĩa tình. Thanh Tú – Phóng viên Thường trú khu vực ĐBSCL, đưa tin:
Làn sóng dịch Covid 19 lần thứ 2 đang được kiểm soát tốt. Tuy nhiên, như một cơ thể yếu, gắng gượng dậy sau cú đánh bồi bởi làn sóng Covid 19 lần thứ 2, rất nhiều doanh nghiệp cần trợ giúp khẩn cấp. Như tin đã đưa, trên cơ sở đề xuất của Bộ Lao động thương binh và xã hội, Thủ tướng Chính phủ đồng ý về chủ trương và yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các bộ ngành liên quan lên phương án chi tiết sớm triển khai. Vậy nhưng, kể từ ngày đề xuất này được đưa ra, tới nay đã hơn 1 tháng vẫn chưa thấy hình dáng của gói kinh tế này. Vì sao lại có sự chậm trễ như vậy và có cách gì đẩy nhanh tiến độ thực hiện? Những bài học nào cần rút ra từ gói hỗ trợ lần thứ nhất?
Đang phát
Live