Nhằm ngăn chặn dịch bệnh Covid-19 bùng phát trong cộng đồng, 278 gia đình có người cách ly ở xã Hoằng Thái, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa đã đồng tình để chính quyền khoá cổng, phong tỏa 400 người là F2 cách ly tại nhà. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, cách làm này là cứng nhắc, gây khó khăn cho người cách ly.
Năm học mới: Chủ động, linh hoạt thích ứng với tình hình dịch bệnh.- Phát triển vùng Viễn Đông trong một thế giới thay đổi.- Những người lính Vùng 3 Hải quân nỗ lực giúp người dân Đà Nẵng trong dịch Covid19.- Nghệ An: Nhiều giải pháp linh hoạt trong việc tổ chức dạy và học.- Doanh nghiệp nỗ lực vượt qua khó khăn do dịch bệnh.
Giải pháp nào tháo gỡ khó khăn của doanh nghiệp, trong bối cảnh nhiều rủi ro phát sinh ở giai đoạn Covid-19 và những hệ quả sau dịch mà doanh nghiệp phải đối mặt nhìn từ góc độ kinh tế và pháp lý?
Doanh nghiệp, hộ kinh doanh là một trong những đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề từ đại dịch Covid-19. Trước tình hình khó khăn nghiêm trọng của hàng loạt doanh nghiệp, Chính phủ đã kịp thời đưa ra nhiều giải pháp hỗ trợ. Mới đây, Bộ Kế hoạch và đầu tư đã trình Chính phủ ban hành nghị quyết hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch COVID-19, theo đó sẽ có khoảng 1 triệu lượt doanh nghiệp được hỗ trợ tín dụng, 160.000 doanh nghiệp được gia hạn, miễn, giảm thuế, phí. Những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch bệnh COVID-19 được Chính phủ, các Bộ ngành địa phương ban hành được xem là “liều thuốc” hiệu quả giúp doanh nghiệp giảm khó khăn, khôi phục sản xuất, kinh doanh.
Thường trực Chính phủ và lãnh đạo TP Hồ Chí Minh thống nhất thực hiện nghiêm ngặt hơn, thực chất hơn Chỉ thị 16, áp dụng một số biện pháp mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn và hiệu quả hơn để ngăn chặn và đẩy lùi dịch bệnh- Malaysia chuẩn bị quy trình xác nhận thủ tướng mới- Taliban kêu gọi đoàn kết đất nước khi biểu tình lan rộng tại Afghanistan. Điều lo ngại hiện nay khi Afghanistan có hơn 12 triệu người bị mất an ninh lương thực nghiêm trọng
Bác sỹ F0 cứu chữa bệnh nhân trong tâm dịch.- Hà Nội hỗ trợ các hoàn cảnh đặc biệt khó khăn- ấm lòng tinh thần tương thân tương ái.
Theo nhận định và tính toán của nhiều chuyên gia và nhà khoa học, với lượng vaccine được cam kết sẽ bàn giao trong quý III và quý IV năm nay, cùng nỗ lực đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng ở tất cả các tỉnh, thành phố trên cả nước, thì mục tiêu Việt Nam sẽ đạt miễn dịch cộng đồng với trên 70% dân số được tiêm vaccine vào cuối quý I/2022 là khả thi. Đây là cơ sở để chúng ta tin tưởng vào việc mở cửa lại và khôi phục hoạt động kinh tế vào đầu quý II/2022. Khi đó trường lao động sẽ sôi động hơn. Tuy nhiên nếu không chuẩn bị từ bây giờ, sẽ khó tránh khỏi tình trạng thiếu hụt lao động khi dịch bệnh được kiểm soát. Vì vậy, cùng với việc giữ chân người lao động trong dịch bệnh, Chính phủ và các địa phương cần chuẩn bị các phương án hỗ trợ, đào tạo và đào tạo lại để người lao động có thể quay lại thị trường lao đống sớm nhất có thể. Cùng với đó là sự chủ động tham gia thị trường của chính người lao động. Loạt bài “Giữ việc làm cho lao động trong và sau đại dịch” của nhóm phóng viên Hà Nam và Kim Thanh. Bài 2: Lo trước để khỏi lo sau.
Ngay sau khi TPHCM công bố quyết định thực hiện giãn cách theo chỉ thị 16 thêm một tháng nữa, vấn đề được rất nhiều người quan tâm lúc này là công tác đảm bảo an sinh xã hội sẽ được tiến hành như thế nào, để “ai ở đâu, ở yên đó”. Để có thêm góc nhìn về câu chuyện này, ngay sau đây, chúng tôi có cuộc trao đổi qua điện thoại với ông Trần Đoàn Trung, Phó Chủ tịch Thường trực Liên đoàn Lao động TPHCM và chuyên gia kinh tế, Tiến sỹ Nguyễn Minh Phong.
Nhằm góp phần giúp các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 bớt khó khăn, ngành chức năng thành phố Hà Nội đang rà soát, đề xuất bổ sung chính sách hỗ trợ kịp thời 10 nhóm đối tượng trên địa bàn thành phố.
Tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị trực tuyến tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Đang phát
Live