Đơn hàng giảm, thiếu nguyên phụ liệu sản xuất, nhiều công ty ở Bình Dương buộc phải hoạt động cầm chừng, hoặc cắt giảm hàng loạt lao động. Điều này khiến hàng ngàn công nhân phải chịu cảnh thất nghiệp, hoặc thu nhập giảm sút. Cuộc sống khó khăn. người lao động trân quý từng giờ được làm việc và mong muốn các công ty sớm có nhiều đơn hàng trở lại, phát triển sản xuất kinh doanh.
Thị trường bất động sản đang phục hồi sau nhiều chính sách tháo gỡ của Chính phủ.* Sản xuất công nghiệp địa phương giảm - cần giải pháp tháo gỡ kịp thời.* Hà Nội sẽ xử lý như thế nào với 700 dự án chậm triển khai?
Thường trực Chính phủ làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.- Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phải nhận diện rõ các khó khăn, hạn chế, yếu kém trong quá trình phát triển của Thành phố HCM, nhằm thực hiện thành công nhiệm vụ năm nay và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2021-2025.- Giá trị tăng thêm của toàn ngành công nghiệp trong quý 1 giảm sâu nhất so với cùng kỳ các năm trong suốt 12 năm trở lại đây. Công nghiệp chế biến, chế tạo đã không còn đóng vai trò động lực dẫn dắt tăng trưởng của nền kinh tế. Phóng viên Đài TNVN đề cập vấn đề: “Công nghiệp giảm sâu- Cần cơ cấu lại để phát triển bền vững”.- Quá tải nhu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp tại Hà Nội- Giải pháp nào để khắc phục.- Tại Hội nghị mùa Xuân, Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế kêu gọi hàn gắn nền kinh tế toàn cầu, trước thực trạng nhiều nền kinh tế lớn gia tăng các biện pháp trừng phạt, trả đũa lẫn nhau, dẫn tới đứt gãy chuỗi cung ứng.- 56 dân thường Xu-đăng thiệt mạng và 200 người khác bị thương trong ngày hôm qua. Hội đồng bảo an Liên hợp quốc hối thúc các bên ngay lập tức chấm dứt hành động bạo lực đang leo thang tại quốc gia này.
Không chỉ khó khăn do ảnh hưởng của chiến tranh, lạm phát, mà nội tại các doanh nghiệp ở Bình Dương cũng còn nhiều vướng mắc về thủ tục cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy, nỗi lo di dời nhà máy, khó tiếp cận vốn vay…Các yếu tố này đã kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp, kéo theo sự sụt giảm mạnh về các chỉ tiêu kinh tế tại "thủ phủ công nghiệp" này. Để gỡ khó cho doanh nghiệp, lãnh đạo tỉnh Bình Dương cam kết soi từng đầu việc để tìm giải pháp. Thiên Lý, phóng viên thường trú tại TP.HCM có bài viết về vấn đề này
3 tháng đầu năm nay, ngành dệt may xuất khẩu giảm khoảng 18% so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện nay, đa phần doanh nghiệp đang rơi vào tình trạng thiếu đơn hàng, nhiều doanh nghiệp phải thay đổi cơ cấu sản phẩm, làm các mặt hàng không phải chủ đạo để có thể duy trì được hoạt động sản xuất, bảo đảm công ăn việc làm cho người lao động.
Chấn chỉnh đại lý bảo hiểm nhân thọ: làm sao để không là “chuyện dài kỳ”?- Khó khăn về hạ tầng khiến ngành logistics vùng Đông Nam Bộ- Bắc Cạn giảm thiểu tác động tới rừng tự nhiên trong quá trình triển khai các dự án xây dựng cơ bản- Chuyến thăm mở ra nhiều cơ hội hợp tác với Trung Quốc của Tổng thống Brazil- NASA đưa vào sử dụng khu vực mô phỏng môi trường sống trên sao Hỏa bằng công nghệ in 3D
Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông Vận tải chủ trì họp Phiên thứ 5 nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc các công trình, dự án.- Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp chuyên đề pháp luật, cho ý kiến vào dự án Luật kinh doanh Bất động sản.- 90% người dân vẫn phải chi lót tay khi xin giấy chứng nhận quyền sử dụng đất – số liệu vừa công bố tại Hội nghị công bố Chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công cấp tỉnh PAPI 2022.- Những giải pháp nào để giữ chân người lao động? Phóng viên Đài TNVN đề cập trong bài cuối của loạt bài “Thách thức dịch chuyển lao động ở Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.- Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) dự đoán tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc là 5,2% trong năm nay, sẽ là động lực giúp kinh tế toàn cầu phát triển.- Mỹ tuyên bố quyết tâm tìm ra nguồn gốc vụ rò rỉ tài liệu mật và tuyệt mật công khai trên mạng Internet.
Quý I/2023, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp giảm 0,82% so với cùng kỳ năm trước, là mức giảm sâu nhất của cùng kỳ các năm trong giai đoạn 2011-2023. Có tới 15 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) giảm so với cùng kỳ năm trước. 4 trung tâm phát triển công nghiệp là Bắc Ninh, Quảng Nam, Bà Rịa - Vũng Tàu, Vĩnh Phúc tăng trưởng âm trong quý 1/2023. Đáng lưu ý, công nghiệp chế biến, chế tạo - chiếm tới hơn 85% kim ngạch XK - đã không còn đóng vai trò động lực dẫn dắt tăng trưởng của nền kinh tế trong quý đầu năm - khi sản xuất của một số ngành công nghiệp chủ lực suy giảm mạnh, chỉ số tồn kho toàn ngành tăng cao. Vậy đâu là giải pháp thúc đẩy sản xuất cũng như tăng trưởng công nghiệp trong các quý tiếp theo? PV Nguyên Long phỏng vấn ông Nguyễn Ngọc Thành - Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương về nội dung này:
Sau hơn hai năm ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, hiện nay kinh tế thế giới và nước ta đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức tác động nhiều mặt đến cộng đồng doanh nghiệp. Trong bối cảnh đó, các chuyên gia kinh tế cho rằng, hơn lúc nào hết mỗi doanh nghiệp cần chủ động vượt qua thách thức, tự cứu mình. PV Nguyễn Hằng thông tin:
Theo báo cáo của Viện nghiên cứu đời sống xã hội, khảo sát nhanh với 1.200 công nhân ở thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương và Đồng Nai thời gian qua cho thấy, có gần 79% lao động đang gặp khó khăn về tài chính. Để vượt qua khó khăn, hơn 52% chọn cách tiết kiệm chi phí, hơn 31% phải dùng tiền tiết kiệm trước đây để sống, hơn 25% phải vay mượn chi tiêu và hơn 11% cho biết, chờ đến ngày rút tiền bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần mới có tiền trả nợ.
Đang phát
Live