Năm 2022 kinh tế vùng ĐBSCL dự báo vẫn gặp nhiều khó khăn, thách thức trước diễn biến của dịch bệnh COVID-19. Doanh nghiệp đang dần hồi phục nhưng vẫn gặp thách thức từ nguồn lao động, tiếp cận nguồn vốn và các chính sách để phục hồi kinh tế trong thời gian tới. Đây là những nội dung được đưa ra tại Hội thảo “Nhìn lại kinh tế vùng năm 2021 và kịch bản năm 2022” do Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Chi nhánh Cần Thơ (VCCI Cần Thơ) tổ chức ngày 10/12 bằng hình thức trực tuyến.
Đoàn Kiểm tra số 135 của Bộ Chính trị làm việc với Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương.- Hội đồng nhân dân nhiều tỉnh, thành phố tiến hành trả lời chất vấn và thảo luận những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, phục hồi và phát triển kinh tế - an sinh xã hội.- Dự báo xuất khẩu nông lâm thủy sản năm nay đạt hơn 47 tỷ đô la Mỹ, vượt chỉ tiêu Chính phủ giao hơn 5 tỷ đô la Mỹ.- Thủ tướng Ấn Độ triệu tập cuộc họp nội các khẩn cấp sau vụ rơi trực thăng chở Tổng tham mưu trưởng làm 13 người thiệt mạng.- Giấc mơ bay vào vũ trụ của tỷ phú Nhật Bản thành hiện thực.
Một môn nhưng có đến 3 giáo viên cùng dạy; một bài kiểm tra, 3 giáo viên chuyền tay cùng chấm... đó là thực trạng sau gần 1 học kỳ triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới ở lớp 6 với sự xuất hiện của các môn tích hợp. Năm học 2021- 2022 là năm đầu tiên triển khai chương trình Giáo dục phổ thông mới với lớp 2 và lớp 6 theo lộ trình. Với riêng khối 6, việc xuất hiện các môn tích hợp được coi là “làn gió mới” nhưng cũng mang đến không ít lúng túng cho các trường THCS trong công tác phân công giáo viên và sắp xếp thời khóa biểu.
-Tháo gỡ khó khăn cho hộ kinh doanh, phục hồi sản xuất trong điều kiện bình thường mới. - Cho vay ngang hàng P2P lending vẫn thiếu hành lang pháp lý. - Ngân hàng đầu tư phát triển xanh, tăng trưởng bền vững.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc làm việc với Ban cán sự Đảng Tòa án Nhân dân tối cao về cải cách tư pháp.- Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ làm việc về chính sách tài khóa và tiền tệ.- Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đôn đốc các địa phương đẩy nhanh việc hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, tiến tới sớm khôi phục thị trường lao động để phát triển kinh tế.- Dòng người từ Tây nguyên quay lại thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương và Đồng Nai tăng mạnh. Đây là nguồn lao động quý báu thúc đẩy sự phục hồi, phát triển sản xuất cho các nhà máy, doanh nghiệp sau thời gian ngừng hoạt động.- Hà Tĩnh liên tiếp xuất hiện tình trạng sạt lở đất, đá do mưa lớn sau bão số 8.- Lãnh đạo ngoại giao các nước ASEAN tổ chức cuộc họp đặc biệt, cân nhắc việc mời quân đội Myanmar dự Hội nghị cấp cao ASEAN diễn ra vào cuối tháng này.
-Ðổ xô xét nghiệm kháng thể SARS-CoV-2: Lãng phí, không cần thiết - Không để doanh nghiệp khó khăn chồng khó khăn - Nụ hôn trở lại nước Pháp – Ánh đèn sân khấu thời trang thắp sáng Paris
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký ban hành Chỉ thị số 27 của Thủ tướng Chính phủ về việc phục hồi sản xuất tại các khu vực sản xuất công nghiệp trong bối cảnh phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Trước đó, tại Hội nghị trực tuyến với các doanh nghiệp và UBND 28 tỉnh, thành phố, các Bộ, cơ quan Trung ương, các doanh nghiệp đã kiến nghị về những khó khăn trong sản xuất kinh doanh… Vậy, với chỉ thị này, các tỉnh thành phố và các doanh nghiệp sẽ cùng đồng hành phục hồi sản xuất như thế nào để chấm dứt việc mỗi tỉnh thành một chính sách riêng? Làm thế nào để doanh nghiệp không phải chịu cảnh khó khăn chồng khó khăn? BTV Lê Tuyết trò chuyện cùng bà Phạm Thị Ngọc Thủy, Giám đốc điều hành Văn phòng Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân, (Ban IV, thuộc Hội đồng Tư vấn Cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ) về nội dung này.
Các địa phương và các doanh nghiệp sẽ đồng hành phục hồi sản xuất như thế nào để chất dứt việc mỗi tỉnh, thành phố có một chính sách riêng?- Dịch bệnh lắng xuống, những nụ hôn đang dần trở lại ở nước Pháp.- Thiết bị học tập trực tuyến đến với học sinh khó khăn tại TP.HCM.
Hội đồng nhân dân TP.HCM vừa ban hành Nghị quyết 97 về chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, đợt 3 với mức hỗ trợ 1 triệu đồng/người. Đến nay, nhiều quận, huyện đã rà soát, hoàn thành việc lập danh sách ban đầu với tinh thần không bỏ sót, không trùng lắp.
Thiếu hụt lao động sau dịch. Đâu là giải pháp cho vấn đề nhân lực để phục hồi sản xuất kinh doanh?- Pháp sẽ rời khỏi NATO sau thoả thuận quốc phòng ba bên giữa Úc, Anh, và Mỹ (Aukus).- Hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19 theo Nghị quyết 68 của Chính phủ ở tỉnh Đắc Lắc.- Anh đứng trước tình trạng thiếu hụt lương thực do khủng hoảng khí đốt.
Đang phát
Live