Như Đài TNVN đã phản ánh, nhiều người dân ở huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá xét thấy đời sống vẫn ổn định và tự nguyện làm đơn xin không nhận tiền hỗ trợ do ảnh hưởng của dịch Covid-19 để nhường cho người khó khăn hơn. Việc làm này nhận được sự đồng tình, ủng hộ của dư luận. Tuy nhiên, sau đó đã có một số thông tin lan truyền trên mạng xã hội cho rằng có tình trạng “ép” người dân buộc phải ký vào đơn không nhận tiền hỗ trợ do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, thậm chí có việc làm sẵn đơn để người dân ký vào. PV Sỹ Đức xác minh sự việc này:
Thực hiện Nghị quyết 42 của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, đến nay, thành phố Đà Nẵng cơ bản hoàn thành chi trả cho nhóm đối tượng chính sách, người có công, bảo trợ xã hội, hộ nghèo và cận nghèo. Thành phố đang tiếp tục rà soát chi hỗ trợ các nhóm đối tượng còn lại. Tuy nhiên, nhiều nơi đang gặp khó khăn, lúng túng trong xác định đối tượng lao động tự do mất việc. PV Đình Thiệu tại miền Trung nêu thực tế này.
Tỉnh Quảng Bình đặt ra kế hoạch đến cuối tháng 6 hoàn thành chi trả hỗ trợ an sinh xã hội theo Nghị quyết 42 của Chính phủ. Tuy vậy, công tác rà soát, thống kê danh sách hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng do đại dịch Covid-19 tại tỉnh Quảng Bình đang gặp vướng mắc về xác định đối tượng ảnh hưởng. Tỉnh Quảng Bình đang tập trung tháo gỡ vướng mắc này. Phản ánh của PV Thanh Hiếu tại miền Trung.
Để giúp đỡ những người yếu thế trong xã hội, người nghèo, người bị giảm sâu thu nhập, mất việc làm do dịch Covid-19, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 42 về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Các địa phương trên cả nước đã và đang tiến hành chi trả tiền hỗ trợ cho người dân theo Nghị quyết của Chính phủ.
- Từ hôm nay, Cổng dịch vụ công Quốc gia sẽ cung cấp thêm 6 dịch vụ công để hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch Covid-19.- Độc đáo mô hình “Uống cà phê trả tiền bằng sách” tại TPHCM.- Nước Nga dỡ bỏ phong tỏa quốc gia do ảnh hưởng của dịch Covid-19 từ hôm nay.- Số ca tử vong vì Covid-19 ở Pháp tăng cao trở lại trong khi các biện pháp phòng ngừa, giãn cách nhằm hạn chế đà lây lan của vi rút chưa được thực hiện nghiêm túc.- Bình luận: “Du lịch nội – không có chỗ cho những bún mắng – cháo chửi”.
Nhằm chia sẻ khó khăn, bảo đảm cuộc sống cho người dân, người lao động, góp phần ổn định xã hội, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 42 thực hiện một số biện pháp hỗ trợ trong đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, đến thời điểm này nhiều địa phương vẫn còn gặp vướng mắc trong quá trình thực hiện. Mạnh Phương, phóng viên Đài TNVN tìm hiểu thực tế tại Thái Nguyên.
- Phát biểu khai mạc Hội nghị lần thứ 12, Ban Chấp hành Trung ương khoá 12, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng yêu cầu trong công tác chuẩn bị nhân sự cho Đại hội 13 của Đảng, kiên quyết chống mọi biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, cục bộ, bè phái, lợi ích nhóm chạy chức chạy quyền.- Học sinh các khối từ khối mầm non đến trung học cơ sở tại các địa phương bắt đầu đi học trở lại.- Khoảng 1.900 người dân ở huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa tự nguyện không nhận tiền hỗ trợ từ gói 62.000 tỷ đồng của Chính phủ, để nhường cho những người khó khăn hơn.- Nhiều nước kết thúc đợt phong tỏa do dịch Covid-19, hàng triệu người dân bắt đầu quay trở lại làm việc.- Quan hệ Mỹ - Iran có hy vọng hạ nhiệt khi Iran tuyên bố sẵn sàng thực hiện thỏa thuận trao đổi tù nhân đầy đủ với Mỹ mà không kèm điều kiện.
- Gói hỗ trợ 62.000 tỷ sẽ sớm đến tay những lao động tự do.- Không khí nhộn nhịp khi người lao động quay trở lại Hà Nội làm việc sau thời gian giãn cách xã hội vì dịch Covid-19.
- Chính sách thuế - hỗ trợ người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng do dịch CO VID-19:- 93 thủ tục đã tích hợp lên Cổng Dịch vụ công quốc gia- ngành Thuế hỗ trợ tối đa cho người nộp thuế.- Nghị quyết số 94: Khoanh nợ, xóa nợ thuế, nhằm giảm nợ ảo.- Chuỗi cửa hàng Pizza Home Hoàng Tùng: Cách thức tạo sản phẩm mới và chiến lược marketing trong thời dịch bệnh.
Tại tỉnh Thanh Hóa, việc triển khai thực hiện gói hỗ trợ an sinh xã hội 62 nghìn tỷ cho người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 đang được gấp rút thực hiện. Thế nhưng, đối với trường hợp lao động không có giao kết hợp đồng, lao động bị mất việc làm (hay còn gọi là lao động tự do), địa phương đang lúng túng và khó rà soát, xác định đối tượng. Ghi nhận của phóng viên Sỹ Đức:
Đang phát
Live