Theo Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Hà Nội, trong thời gian vừa qua, Sở đã tiếp nhận hơn 85.000 hồ sơ của người sử dụng lao động và người lao động đề nghị hỗ trợ, trong đó có hơn 82.500 hồ sơ là đối tượng lao động tự do; 153 hồ sơ của người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp; 135 hồ sơ của người sử dụng lao động đề nghị tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, các ngành, địa phương trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc để xác định chính xác các đối tượng thụ hưởng. Trao đổi với phóng viên Đài TNVN, ông Nguyễn Hồng Dân, Phó giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Hà Nội khẳng định, thành phố sẽ chốt xét duyệt hồ sơ chi trả tiền hỗ trợ từ Gói 62 nghìn tỷ vào cuối tháng 7 tới, lập đoàn giám sát thường xuyên và quy trách nhiệm nếu để chậm trễ chính sách.
Chiều 5/6, Đoàn công tác của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã tiến hành kiểm tra và giám sát việc chi trả kinh phí hỗ trợ cho các đối tượng theo Nghị quyết số 42 của Chính phủ và Quyết định số 15 của Thủ tướng Chính phủ tại quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. Tại buổi làm việc Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung nêu hỏi câu hỏi vì sao Chính phủ dành 16 nghìn tỷ đồng từ Ngân hàng chính sách cho các doanh nghiệp vay trả lương cho người lao động nhưng vẫn “giậm chân tại chỗ”. Nhiều doanh nghiệp không tiếp cận được nguồn vốn này?. Phóng viên Kim Thanh, Mỹ Duyên phản ánh.
Các doanh nghiệp và hộ sản xuất, kinh doanh ở Đắk Nông đang hồi phục hoạt động trở lại sau thời gian bị đình trệ do dịch Covid-19. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc trên địa bàn thực hiện những chính sách thiết thực như: gia hạn nợ, giảm lãi suất, hỗ trợ vốn vay ưu đãi nhằm giúp doanh nghiệp, hộ sản xuất, kinh doanh vượt qua khó khăn. Phóng viên Đài TNVN thường trú khu vực Tây Nguyên có bài nói về vấn đề này. Mời quý vị và các bạn cùng nghe.
- Hội nghị trực tuyến Bộ trưởng Kinh tế ASEAN về ứng phó với đại dịch Covid-19 thông qua Kế hoạch hành động Hà Nội, đưa ra những biện pháp cụ thể thúc đẩy các nước nội khối sớm thích ứng và chung tay vượt qua giai đoạn khó khăn này.- Dịch vụ chứng thực bản sao điện tử từ bản chính trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia sẽ khai trương vào ngày 1/7 tới.- Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch yêu cầu thu hồi văn bản của Tổng cục Du lịch đề nghị 3 hãng hàng không lớn của Việt Nam hỗ trợ 400 vé máy bay miễn phí các chặng bay nội địa cho đoàn công tác của đơn vị này.- Nắng nóng và khô hạn khiến hàng chục nghìn hộ dân tại tỉnh Ninh Thuận thiếu nước sinh hoạt và có nguy cơ thiếu đói.- Quan hệ Mỹ- Trung Quốc tiếp tục căng thẳng ở mặt trận “vận tải hàng không” khi Mỹ thông báo sẽ dừng tất cả các chuyến bay thương mại chở khách của Trung Quốc tới Mỹ từ ngày 16/6 tới, còn Trung Quốc loại Mỹ khỏi danh sách nối lại các chuyến bay quốc tế từ tuần tới.- Thụy Điển thừa nhận thất bại của chính sách miễn dịch cộng đồng khi tỷ lệ tử vong do Covid-19 ở nước này cao nhất thế giới. Trong khi đó, Indonesia bác bỏ thông tin cho rằng, nước này đang muốn tạo miễn dịch cộng đồng trong phòng ngừa virus Sars-CoV-2.
Dù Nghị quyết của Thủ tướng Chính phủ “về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19”| đã ban hành hơn 2 tháng nhưng đến nay, nhân viên phục vụ tại các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch ở tỉnh Bến Tre chưa nhận được kinh phí hỗ trợ này. Cuộc sống của lực lượng lao động trong lĩnh vực du lịch đang gặp nhiều khó khăn. PV Nhật Trường thông tin.
Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, các chi nhánh ngân hàng, tổ chức tín dụng tại Hải Phòng đã thực hiện nhiều giải pháp như: giảm lãi vay, cơ cấu lại nợ, mở những gói vay mới với lãi suất ưu đãi... Tuy nhiên, theo đại diện các doanh nghiệp, những gói hỗ trợ ngắn hạn, mới chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu của doanh nghiệp, trong khi ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến các doanh nghiệp rất sâu và kéo dài. Mặt khác, do một số vướng mắc, nhiều doanh nghiệp khó tiếp cận các gói tín dụng ưu đãi này. Ghi nhận của Thanh Nga, PV Đài TNVN cơ quan thường trú khu vực Đông Bắc:
Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, từ tháng 2 đến nay, số người lao động ở tỉnh Khánh Hòa bị mất việc tăng nhanh, nhưng nhiều người lại không được hưởng trợ cấp thất nghiệp vì không chốt được sổ Bảo hiểm xã hội. PV Thái Bình tại miền Trung thông tin:
Sự bùng nổ mạng xã hội và ứng dụng di động đã tạo nên thay đổi lớn trong thói quen sinh hoạt của con người và trẻ em không phải là ngoại lệ. Mặc dù quy định về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng đã có rất nhiều, tuy nhiên còn thiếu các thiết chế bảo vệ trẻ em. Theo thống kê, trong năm 2018, Việt Nam có hơn 700 nghìn vụ báo cáo về hình ảnh, video xâm hại tình dục trẻ em trên mạng, đứng thứ hai trong ASEAN. Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng không phải cấm hay hạn chế các em kết nối mạng Internet mà cần có giải pháp hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng, nhận biết và ứng phó với những nguy hiểm tiềm ẩn có thể gây hại cho các em. Phóng viên Kim Thanh có bài viết.
- Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước liên tiếp ban hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực này.- Giá vàng lên xuống thất thường trong những phiên giao dịch gần đây. Đầu tư vàng liệu có phải là kênh “trú ẩn” an toàn?- Ngành Ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn.
Thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 theo nghị quyết 42 của Chính phủ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đăk Lăk phối hợp với Sở Thông tin Truyền thông và các đơn vị liên quan đã triển khai phần mềm theo dõi hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng dịch Covid-19. Hương Lý, Pv thường trú tại Tây Nguyên đưa tin.
Đang phát
Live