
VOV1 - Trong bối cảnh thời tiết ngày càng cực đoan và mưa lũ diễn biến bất thường, tỉnh Lào Cai mới đã chủ động triển khai các phương án nhằm đảm bảo an toàn cho toàn bộ hồ chứa nước và đập thuỷ lợi trên địa bàn.
Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện có 434 hồ chứa, 511 đập dâng về cơ bản đáp ứng được nước tưới tiêu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Do các hồ đập thủy lợi đều được đầu tư xây dựng lâu năm, nên hiện nay đã có 78 hồ chứa đang bị hư hỏng, xuống cấp. Vì vậy, việc duy tu, bảo dưỡng và đặc biệt là công tác tuyên truyền cho người dân bảo vệ hành lang an toàn hồ đập đang được các cấp, các ngành ở tỉnh Thái Nguyên đặc biệt quan tâm
Còn khoảng 2 tháng nữa, miền Trung bước vào mùa mưa lũ. Ngành nông nghiệp tỉnh Bình Định đang cùng chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu thực hiện các dự án sửa chữa, nâng cấp hồ chứa nước hư hỏng ở tỉnh này đẩy nhanh tiến độ thi công.
Mưa to, lũ lớn đã và đang có diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương. Theo dự báo, từ nay đến cuối năm, nước ta sẽ có khả năng xuất hiện nhiều cơn bão có ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền, có thể gây mưa lũ lớn dồn dập và kéo dài. Bên cạnh đó là tình trạng lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và trung du. Trong mưa to, lũ lớn, công trình thuỷ lợi, hồ chứa đóng yếu tố rất quan trọng trong việc điều tiết nước, giảm thiệt hại do mưa lũ gây ra. Mới đây, Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ký ban hành Chỉ thị số 2592 về việc tăng cường công tác đảm bảo an toàn công trình thuỷ lợi, đê điều trong mùa mưa, lũ năm 2024. Trong đó nêu rõ, cần chủ động, sẵn sàng ứng phó thiên tai, đảm bảo an toàn công trình trong mùa mưa, lũ. Tuy nhiên, hiện nay, công trình thuỷ lợi tại nhiều địa phương, do nhiều nguyên nhân đã bị xuống cấp nghiêm trọng, có thể gây ảnh hưởng trong việc điều tiết nước mùa mưa bão. Vậy những hồ, đập, công trình thuỷ lợi hiện nay mức độ an toàn ra sao trong mùa mưa bão năm nay, giải pháp nào với tình trạng xuống cấp của các công trình này?. Tiến sỹ Vũ Trọng Hồng – chuyên gia trong lĩnh vực thủy lợi, nguyên thứ trưởng Bộ NN&PTNT sẽ cùng bàn luận chủ đề này.
Từ đầu năm đến nay nhiều địa phương ở Sơn La không có mưa hoặc mưa với lượng rất nhỏ, cộng với thời tiết nắng nóng, hanh khô kéo dài khiến cho nhiều hồ đập thủy lợi cạn nước, ảnh hưởng lớn đến đời sống, sản xuất, sinh hoạt của người dân.
Đảm bảo an toàn hồ đập trong mưa bão - Liên kết: Cách làm nâng cao thu nhập cho nhà nông - Làm gì để phát triển ngành dâu tằm tơ Việt Nam?
Nhiều hồ đập ở tỉnh Quảng Bình được xây dựng từ hàng chục năm trước nay đã xuống cấp nghiêm trọng. Tỉnh này tập trung thực hiện các giải pháp bảo đảm an toàn hồ, đập, tránh thiệt hại do mưa lũ gây ra.
Toàn tỉnh Tuyên Quang có 2887 công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp. Đa số các công trình thủy lợi được đầu tư cách đây trên 30 năm, nhiều hồ đập đã xuống cấp hư hỏng, bồi lắng, sạt lở, rỏ rỉ tiềm ẩn nguy cơ sự cố mất an toàn trong mùa mưa bão.
Nhiều công trình hồ, đập của tỉnh Bắc Kạn hiện rơi vào tình trạng xuống cấp nghiêm trọng, mất an toàn khi mưa lũ xảy ra. Tuy nhiên, việc khắc phục, sửa chữa các công trình này gặp khó khăn do thiếu kinh phí.
Mấy ngày qua, tại tỉnh Bình Định có mưa to gây ngập úng nhiều vùng trũng thấp. Dự báo, những ngày tới tại Bình Định và các tỉnh Nam Trung bộ sẽ có đợt mưa rất lớn, nguy cơ cao ngập lụt hạ du, sạt lở vùng núi. Tỉnh Bình Định có số lượng hồ đập, công trình thủy lợi nhiều nhất khu vực, trong đó phần lớn đã xuống cấp nên tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. Hiện nay, tỉnh này đã yêu cầu các địa phương tăng cường kiểm tra, khơi thông dòng chảy, đồng thời đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình thủy lợi đang xây dựng để đảm bảo vượt lũ an toàn.
Đang phát
Live