Chính phủ Hàn Quốc cho biết, hôm nay là ngày thứ 4 liên tiếp, Triều Tiên không trả lời cuộc gọi hàng ngày từ phía Hàn Quốc, thông qua kênh liên lạc Liên Triều và đường dây nóng quân sự. Động thái một phần chứng tỏ sự leo thang căng thẳng “chưa từng có” trên bán đảo Triều Tiên hiện nay.
Sau lệnh tăng cường sản xuất vật liệu hạt nhân cấp độ vũ khí của Nhà lãnh đạo Kim Jong Un, cơ sở hạt nhân chính Y-ông-biêng của Triều Tiên dường như đang hoạt động với tần suất cao, dựa theo các hình ảnh từ vệ tinh. Cùng với việc trình làng các đầu đạn hạt nhân mới đây, những lo ngại Triều Tiên sắp tiến hành vụ thử hạt nhân mới gia tăng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bí thư Đảng ủy Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc.- Tổng điều tra doanh nghiệp năm 2023 bắt đầu từ hôm nay.- Từ ngày 3/4 tới đây, Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm 0,3 - 0,5%/năm các mức lãi suất điều hành.- Belarus tuyên bố có khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân để bảo vệ chủ quyền.- Chính phủ Nhật Bản cam kết thực thi nhiều chính sách chưa từng có tiền lệ nhằm khuyến khích phụ nữ nước này sinh con.
Trong dòng thông tin thời sự quốc tế những ngày qua, dư luận đặc biệt chú ý đến động thái của các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân. Triều Tiên lần đầu tiên công bố những hình ảnh về vũ khí hạt nhân chiến thuật. Trước đó Nga đề cập kế hoạch lưu trữ vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Belarus dấy lên sự chỉ trích của nhiều nước phương Tây. Trong khi đó Mỹ cũng đẩy nhanh kế hoạch “nâng cấp kho lưu trữ vũ khí hạt nhân” ở châu Âu... Những động thái này làm dấy lên lo ngại về một cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân cũng như sự hiện diện của loại vũ khí nguy hiểm này trong các tình huống xung đột mất kiểm soát. Những nguy cơ này lớn đến đâu và tác động của những hành động răn đe hạt nhân sẽ như thế nào?
Về định hướng phát triển ngành dược thời gian tới, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Y tế có cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp dược trong và ngoài nước tham gia phát triển các loại thuốc mới, hiện đại.- Trong giai đoạn tới sẽ triển khai các phong trào thi đua ứng dụng công nghệ số trong thanh niên công nhân.- Phái đoàn Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) hôm nay đã đến nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhya ở Ucraina, nhằm đánh giá tình hình an ninh tại nhà máy này.- Các nhà đầu tư đã rút lượng tiền kỹ thuật số trị giá 1,6 tỷ USD khỏi Binance
Ngày 28/03, Bộ Ngoại giao Belarus thông báo rằng, việc đào tạo phi công lái máy bay với các loại vũ khí đặc biệt và triển khai các đầu đạn hạt nhân trên lãnh thổ của nước này không trái với luật pháp quốc tế, đặc biệt là các quy định của Hiệp ước về không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT).
Hôm nay, thư ký báo chí của Tổng thống Nga Dmitry Peskov tuyên bố, kế hoạch triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật tại Belarus vẫn không thay đổi bất chấp phản ứng của một số quốc gia.
Trong bối cảnh căng thẳng giữa Nga và phương Tây leo thang liên quan đến tình hình Ukraine, Nga mới đây bất ngờ thông báo sẽ triển khai vũ khí hạt nhân chiến lược trên lãnh thổ Belarus. Điều này tiếp tục nhận được phản ứng mạnh từ các nước phương Tây, Liên minh quân sự NATO. Ukraine cũng đang kêu gọi tổ chức một cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về việc này.
Ban hành chỉ thị đẩy mạnh phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công và 3 Chương trình mục tiêu quốc gia năm nay.- Thành phố Đà Nẵng phấn đấu thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 200 triệu đến 220 triệu đồng một năm trong giai đoạn từ nay đến năm 2030.- Khánh thành Trung tâm đầu tiên ở nước ta nghiên cứu về trí nhớ và sa sút trí tuệ tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương ở Hà Nội.- Triều Tiên thử nghiệm vũ khí hạt nhân mới- cảnh báo môi trường an ninh trên bán đảo Triều Tiên xấu đi đến mức “nguy hiểm”.- Nhân Ngày Thế giới phòng chống lao (24/3), Tổ chức Y tế Thế giới (công bố Sáng kiến mới mở rộng phòng bệnh lao trong giai đoạn 4 năm tới, giúp mọi người mắc bệnh đều tiếp cận được dịch vụ chăm sóc tốt nhất có thể
Thỏa thuận AUKUS giữa Mỹ, Anh và Australia nêu chi tiết cách thức phối hợp ba bên nhằm chia sẻ công nghệ sản xuất tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân. Thỏa thuận được đánh giá là một dấu mốc lớn trong hợp tác quân sự giữa ba quốc gia trong cơ chế an ninh AUKUS được thành lập cách đây hơn 1 năm. Riêng với Australia, Thỏa thuận Aukus là kế hoạch dài hạn gồm nhiều giai đoạn nhằm đưa quốc gia này trở thành đối tác đầy đủ trong việc bảo vệ công nghệ hạt nhân tuyệt mật của Mỹ, vốn trước đây chỉ được chia sẻ với Vương quốc Anh. Tham gia vào thỏa thuận này, Australia cũng sẽ hiện thực hóa mục tiêu định hình lại chiến lược quốc phòng trong bối cảnh mới. Tuy nhiên, việc triển khai thỏa thuận lịch sử này sẽ đòi hỏi hàng thập kỷ với không ít thách thức.
Đang phát
Live