Vùng Đông Nam Bộ cần cơ chế để tạo đột phá về hạ tầng giao thông, đưa vùng kinh tế trọng điểm này cất cánh.- Thực hư thông tin tp Hải Phòng ghi nhận tới 1.800 ca mắc covid 19 trong ngày hôm qua và biện pháp ứng phó với dịch bệnh của thành phố trong tình hình mới.- Dự án cấp nước tưới trị giá 73 tỷ đồng ở huyện Cư M’ga, tỉnh Đắc Lắc sau hơn 1 năm quyết toán vẫn chưa thể hoạt động vì vỡ đường ống tới 13 lần.- Một chuyến tàu chở hàng đã khởi hành từ Cảng đường sắt quốc tế Nam Ninh Trung Quốc về Việt Nam. Đây là chuyến tàu hàng đầu tiên của Trung Quốc xuất sang Việt Nam sau khi Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực RCEP có hiệu lực.- Thủ tướng Su-đăng tuyên bố từ chức sau cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng ở quốc gia này.
- Với tỉ lệ tuyệt đối, Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc thông qua Nghị quyết về vấn đề Bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu đối với sự sống còn của người dân do Việt Nam đề xuất – trên cương vị Chủ tịch Hội đồng bảo an.- Bộ Giao thông vận tải đề nghị nghiệm thu đường sắt Cát Linh – Hà Đông để khai thác từ ngày 1/5.- Các chuyên gia kinh tế đề xuất phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường vốn quốc tế.- Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cảnh báo quan hệ Nga-Mỹ hiện nay xấu hơn thời “Chiến tranh lạnh”.- Qua tuần lễ Tiêm chủng Thế giới 2021, Liên Hiệp Quốc kêu gọi sự tham gia tích cực hơn của cộng đồng vào các chương trình tiêm chủng trên toàn cầu đặc biệt trong bối cảnh COVID-19 vẫn rất khó để kiểm soát hiệu quả.
- Bất động sản Phan Thiết sôi động với các dự án hạ tầng giao thông lớn được khởi động trong tháng 3 này.- Nhận định của chuyên gia về diễn biến đáng chú ý của thị trường nguyên liệu công nghiệp thế giới thời gian gần đây.- Những thông tin hoạt động giao dịch đáng chú ý trên thị trường chứng khoán.
- Bài 4 trong loạt bài “Nhìn lại điều hành kinh tế của Chính phủ giai đoạn 2016-2020", triển khai Nghị quyết của Đảng với nội dung: “Đầu tư phát triển hạ tầng – kinh nghiệm từ triển khai các dự án trọng điểm”. - Khắc phục tình trạng“trên nóng dưới lạnh” -TPHCM tiếp tục vươn lên. - Phỏng vấn ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam về giải pháp phát triển thị trường logistics Việt Nam
Nội dung chính:* Huy động và phân bổ nguồn lực, tạo đột phá hạ tầng- bài học từ thực tiễn.* Đầu tư công nghệ- nhiệm vụ đặt ra cho Tổng Công ty Truyền tải điện quốc gia (EVNNPT) trong năm 2021.
Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại cả về kinh tế và xã hội là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để đột phá về hạ tầng - một trong 3 đột phá chiến lược được Đảng ta xác định từ Đại hội XI, XII, và tiếp tục là nhiệm vụ quan trọng, được nêu trong Dự thảo văn kiện Đại hội đảng toàn quốc lần thứ XIII. Trong hệ thống hạ tầng quan trọng, thì hạ tầng giao thông được đánh giá là “đi trước mở đường” phát triển. Thực hiện Chiến lược 10 năm 2011-2020, hạ tầng giao thông nước ta có nhiều chuyển biến tích cực, với những công trình, dự án lớn có tính lan tỏa đã hoàn thành, hoặc đang được tập trung đầu tư, tạo sức bật về hạ tầng cho giai đoạn tới. Tuy nhiên, hệ thống hạ tầng giao thông vẫn thiếu đồng bộ, thiếu tính kết nối, giảm hiệu quả đầu tư về mặt tổng thể.
Thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, tạo đột phá phát triển hạ tầng đang là yêu cầu đặt ra trong bối cảnh hiện nay, khi nguồn ngân sách nhà nước dành cho đầu tư hạ tầng chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Đặc biệt, việc thu hút nguồn vốn xã hội, phát triển hạ tầng chính là hiện thực hóa chủ trương, chính sách lớn Đảng và Nhà nước, khi xác định đây chính là 1 trong 3 khâu đột phá chiến lược, đóng góp vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Nhằm hiện thực hóa mục tiêu này, Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư PPP đã được Quốc hội ban hành và có hiệu lực vào ngày 1/1/2021 tới, kỳ vọng tạo hành lang pháp lý để thu hút được nguồn vốn từ xã hội vào phát triển hạ tầng.
Để đáp ứng yêu cầu đổi mới, cải cách hành chính và thực tiễn về trật tự, an toàn giao đường bộ hiện nay, Bộ Công an, Bộ GTVT, Bộ Tư pháp thống nhất để Bộ Công an báo cáo Quốc hội theo phương án: Vấn đề đào tạo sát hạch và cấp giấy phép lái xe thuộc phạm vi điều chỉnh của dự án Luật bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ; nghĩa là sẽ chuyển công tác quản lý đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe từ Bộ Giao thông Vận tải sang Bộ Công an phụ trách. Việc thống nhất phương án này được lý giải là để đảm bảo tính hợp lý, đồng bộ và thống nhất, phù hợp với chuẩn mực quốc tế, bảo vệ tính mạng, tài sản, bảo vệ con người. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là Bộ Công an sẽ có những bước tiếp nhận, triển khai như thế nào trong thời gian tới và làm sao đảm bảo chất lượng đào tạo sát hạch, tránh lãng phí cơ sở hạ tầng, hạn chế tiêu cực xảy ra trong sát hạch và cấp giấy phép lái xe? Đây cũng là chủ đề bàn luận với sự tham gia của vị khách mời là ông Nguyễn Văn Quyền - Chủ tịch Hiệp hội vận tải ôtô Việt Nam.
- Giải ngân đầu tư công trong lĩnh vực hạ tầng giao thông: Tăng chất và lượng.- Chăm lo đời sống công nhân trong mùa dịch.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)