VOV1 - Thủ tướng Chính phủ yêu cầu mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm bản quyền, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên toàn quốc.
VOV1 - Sáng nay (14/05) tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp nghe báo cáo về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, hàng nhái thời gian qua; phương hướng nhiệm vụ thời gian tới.
VOV1 - Hàng nghìn cơ hội việc làm mới với mức thu nhập ổn định đang chờ người lao động ở tỉnh Quảng Ngãi. Ngay sau Tết, nhiều doanh nghiệp đăng ký tuyển dụng lao động với số lượng lớn kèm theo nhiều chính sách đãi ngộ hấp dẫn để thu hút người lao động quê tỉnh Quảng Ngãi trở về quê làm việc.
Tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm quyền sở hũu trí tuệ ngày càng diễn biến phức tạp và trở một trong những hình thức gian lận thương mại phổ biến tại Việt Nam. Để đánh lừa người tiêu dùng, phương thức, thủ đoạn của các đối tượng ngày càng chuyên nghiệp, tinh vi và biến đổi liên tục.
Lợi dụng nhu cầu tiêu dùng cuối năm trên thương mại điện tử tăng cao, một số cá nhân, tổ chức kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử đã cố tình không kê khai, nộp thuế, che giấu doanh thu, gây ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh lành mạnh, gây thất thoát ngân sách Nhà nước. Trước thực trạng này, Ban chỉ đạo 389 Quốc gia chỉ đạo: các bộ, ban ngành địa phương, các lực lượng chức năng tăng cường phối hợp, xử lý nghiêm hành vi trốn thuế trên thương mại điện tử đặc biệt vào dịp cuối năm.
Thời gian qua, thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ, trở thành xu hướng tất yếu của nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của hoạt động thương mại điện tử, cũng đặt ra nhiều thách thức cho giao dịch trên mạng, công tác quản lý giám sát, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bảo đảm chất lượng sản phẩm hàng hóa trước tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, pháp luật về thuế... Để tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử, ngày 25/11/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện 119 về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
Mới đây, Tổng cục Quản lý thị trường phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc và Cơ quan bảo vệ Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc tổ chức Hội thảo: “Thực trạng và giải pháp nhận diện hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ từ góc nhìn doanh nghiệp Hàn Quốc 2024, nhằm tăng cường hợp tác đấu tranh chống hàng giả, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”. Theo đó, phối hợp tổ chức các hội nghị, hội thảo là rất cần thiết, nhằm giúp các lực lượng chức năng Việt Nam trang bị kiến thức trong việc phân biệt hàng thật - hàng giả, từ đó, giúp tăng cường việc phòng ngừa, phát hiện, cảnh báo sớm các hành vi vi phạm.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Văn bản số 8598, chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử. Văn bản nêu rõ: Tổng cục Quản lý thị trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan phối hợp với Tổng cục Hải quan tăng cường giám sát, phát hiện, xử lý kịp thời các kho hàng, điểm tập kết hàng hóa (nếu có) của các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới chưa được cấp đăng ký.
Hơn 39 nghìn vụ buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả được các lực lượng chức năng trực thuộc Ban Chỉ đạo 389 khu vực Nam Bộ phát hiện, xử lý trong 9 tháng qua. Đây là thông tin từ Hội nghị giao ban công tác 9 tháng năm 2024, do Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo 389 Quốc gia phối hợp với Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 389 các tỉnh, thành phố khu vực Nam Bộ tổ chức mới đây tại thành phố Hồ Chí Minh. Ngăn chặn tận gốc, từ sớm, từ xa tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả từ biên giới vào đến nội địa, là yêu cầu đặt ra đối với các lực lượng chức năng trong kiểm tra, giám sát, đặc biệt không có vùng cấm trong công tác này.
Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia cho biết, qua các vụ việc do lực lượng chức năng kiểm tra trong thời gian gần đây, hoạt động kinh doanh hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sản xuất trong nước qua kênh thương mại điện tử tăng dần về quy mô, số vụ việc. Nhằm ngăn chặn tình trạng này, nhiều chuyên gia cho rằng, cần thiết lập bộ lọc gỡ bỏ sản phẩm vi phạm. Đặc biệt, cần sớm định danh người bán hàng, được cho là giải pháp căn cơ, chống hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trên thương mại điện tử.
Đang phát
Live