
Công bố kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo đầu kỳ theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025 cho thấy, tỷ lệ nghèo đa chiều trên phạm vi toàn quốc là 9,35% với tổng số gần 2 triệu 400 nghìn hộ. Năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều ước giảm khoảng 1,2% so với đầu kỳ (cuối năm 2021); tỷ lệ hộ nghèo vùng dân tộc thiểu số giảm hơn 3% và tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm từ 4 - 5%. Đời sống của người nghèo cũng từng bước được cải thiện, nâng cao, an sinh xã hội được bảo đảm... Mặc dù đạt được những kết quả khả quan nhưng đại dịch COVID-19, biến đổi khí hậu, xu thế đô thị hóa, già hóa dân số, chênh lệch về thu nhập và mức sống, tình trạng di cư lao động đang đặt ra những thách thức rất lớn đối với công tác an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững. Ông Nguyễn Lê Bình, Phó Chánh Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo, Bộ Lao động, thương binh và xã hội cùng bàn luận về câu chuyện này.
Giảm nghèo đa chiều, tập trung đầu tư vào con người.- Hà Nội tăng cường kiểm tra liên ngành về thực phẩm, dược, mỹ phẩm.- Iran nỗ lực tạo động lực mới cho hợp tác khu vực.
Những năm qua, công tác giảm nghèo bền vững ở các huyện vùng cao tỉnh Quảng Nam đạt nhiều kết quả đáng khích lệ. Đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số được cải thiện rõ rệt; người dân tiếp cận tốt hơn các chính sách, nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước để phát triển kinh tế. Nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo, làm giàu.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa có Công văn hỏa tốc yêu cầu các sở, ngành, địa phương liên quan xử lý dứt điểm hoạt động thu mua gỗ keo “bất hợp pháp” trên địa bàn tỉnh. Hơn một tháng sau “lệnh cấm” này, tại các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi, nơi có diện tích trồng keo lớn, hàng ngàn hộ dân, lao động, chủ các cơ sở thu mua keo… gặp nhiều khó khăn. Đâu là bài toán gỡ khó cho loại cây trồng “xoá đói, giảm nghèo” này?
Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá một trong những điểm sáng của thế giới về xóa đói, giảm nghèo, trở thành một trong những quốc gia đầu tiên về đích sớm trong thực hiện Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên hợp quốc về giảm nghèo. Dù đã đạt được những kết quả khả quan, nhưng qua thực tế triển khai cho thấy, công cuộc xóa đói, giảm nghèo ở nước ta vẫn còn nhiều thách thức, như Văn kiện Đại hội XIII của Đảng nhận định: “Kết quả giảm nghèo đa chiều chưa thực sự bền vững, nguy cơ tái nghèo còn cao”. Đánh giá những điểm được và chưa được trong công tác giảm nghèo đa chiều, trên cơ sở đó có những giải pháp phù hợp, hướng đến mục tiêu: giai đoạn 2021 - 2026, tỷ lệ nghèo đa chiều duy trì mức giảm 1 - 1,5%/năm như Văn kiện Đại hội XIII đã đề ra là nội dung chúng tôi bàn luận trong chương trình Diễn đàn chủ nhật hôm nay. Khách mời tham gia bàn luận: Ông Nguyễn Lê Bình, Phó Chánh Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo, Bộ Lao động, thương binh và xã hội. PGS.TS Trịnh Hòa Bình, giám đốc Trung tâm Dư luận xã hội, Viện Xã hội học Việt Nam.
Mỗi năm tỉnh Nghệ An phân bổ hàng nghìn tỷ đồng (cả nguồn vốn Trung ương và địa phương) thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, xoá đói giảm nghèo. Thế nhưng, một số chương trình, dự án thất bại ngay từ bước triển khai, người dân gọi đó là “chưa đi câu đã gãy cần”.
Xác định công tác giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm để đảm bảo an sinh xã hội, những năm qua, Bình Dương đã có nhiều chính sách, cách làm hay như dạy nghề, tạo việc làm, vay vốn tín dụng ưu đãi… Từ việc "cho không" sang hỗ trợ có điều kiện đã giúp nâng cao ý thức thoát nghèo của người dân.
- Trang tin giảm nghèo - Phỏng vấn ông Hoàng Đức Trọng, Giám đốc Sở Lao động Thương binh và xã hội tỉnh Nam Định về nhân rộng các mô hình giảm nghèo tại tỉnh
Những năm gần đây, huyện miền núi Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định đã tập trung cho công tác giảm nghèo. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ nghèo ở địa phương này còn cao và chuyện giảm nghèo vẫn lắm gian nan. Tỉnh Bình Định đang đẩy mạnh việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 và phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Tỷ lệ hộ nghèo ở huyện miền núi A Lưới cao nhất tỉnh Thừa Thiên Huế. Vì vậy, cùng với việc ưu tiên nguồn lực, địa phương đã thực hiện nhiều giải pháp hạ thấp tỷ lệ hộ nghèo. A Lưới đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, tạo mô hình sinh kế giúp bà con có điều kiện vươn lên thoát nghèo..
Đang phát
Live