Hơn 20 năm trước, tỉnh Khánh Hòa đã xác định tập trung đầu tư phát triển 2 huyện miền núi theo hướng toàn diện. Từ đầu nhiệm kỳ 2021 đến cuối năm 2023, Hội đồng Nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành gần 20 Nghị quyết đầu tư phát triển cho khu vực này, mục tiêu mỗi năm giảm khoảng 7% số hộ nghèo, đưa 2 huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh thoát nghèo bền vững vào năm 2025. Bài 1 với nhan đề "Cấp gạo nuôi cơm, cầm tay chỉ việc đối với đồng bào dân tộc thiểu số".
Triển khai trong giai đoạn 2021-2025, chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững bước đầu đã góp phần thúc đẩy giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 1- 1,5%/năm, tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm trên 3%/năm. Ước tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều năm 2023 còn 2,93%, (giảm 1,1%); tỷ lệ hộ nghèo tại các huyện nghèo còn khoảng 33% (giảm 5,62%); tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số còn khoảng 17,82% (giảm 3,2%), đáp ứng được chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ giao. Đặc biệt, người nghèo đã được cải thiện một bước về điều kiện sống, tiếp cận tốt hơn các chính sách, nguồn lực hỗ trợ của nhà nước và cộng đồng cho phát triển kinh tế, tạo việc làm và tăng thu nhập, góp phần ổn định xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững.
Bộ đội biên phòng Hà Giang: Người thầy, người cha của những trẻ em nghèo - Giảm nghèo ở vùng lõi nghèo Lào Cai- Chuyện những người thầy bám bản- Lời nhắn từ hậu phương
“Những nỗ lực của Việt Nam trong phát triển kinh tế và giảm nghèo rất đáng ghi nhận”. Đó là nhận định của Tiến sĩ Su-ri-a Đê-va (Surya Deva), Báo cáo viên đặc biệt của Liên hợp quốc tại cuộc họp báo chiều nay sau chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.
Trong phiên thảo luận tại Quốc hội hôm nay về giám sát ba chương trình mục tiêu quốc gia, nội dung được nhiều đại biểu quan tâm thảo luận đó là giảm nghèo bền vững bằng cách nào. Sự quan tâm này có lý do bởi mặc dù tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều năm 2022 là hơn 4%, giảm 1,17%, tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số năm 2022 là 21,02%, giảm 4,89% so với năm 2021 đạt được mục tiêu, chỉ tiêu do Quốc hội, Chính phủ giao nhưng kết quả chưa bền vững. Để làm rõ thêm về nội dung này, tại phòng thu trực tiếp của Đài Tiếng nói Việt Nam tại nhà Quốc hội, phóng viên Đài TNVN có cuộc trao đổi với đại biểu Lâm Văn Đoan, Phó chủ nhiệm Ủy ban xã hội của Quốc hội:
Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2021-2025 đặt ra mục tiêu tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm trên 3%/năm; 30% huyện nghèo, 30% xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng nghèo và tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm từ 4-5%/năm. Để thực hiện mục tiêu này, các chính sách giảm nghèo liên tục được điều chỉnh, bổ sung để hỗ trợ người dân thoát nghèo bền vững. Nhân Tháng cao điểm “Vì người nghèo” (từ ngày 17/10 đến 18/11/2023), phóng viên Hà Nam phỏng vấn ông Phạm Hồng Đào, Phó Chánh Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) về nội dung này.
Với kinh phí ít nhất 75.000 tỉ đồng, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 có nhiều điểm đột phá, cách làm mới so với các giai đoạn trước. Tuy nhiên, theo đánh giá, kết quả này là chưa bền vững
Luật Hợp tác xã 2023 tạo động lực cho kinh tế tập thể - Huyện thanh Trì, Hà Nội về đích nông thôn mới nâng cao - Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất thuỷ sản - Sử dụng phân bón hữu cơ trong cây trồng sao cho hiệu quả.
Tỉnh Gia Lai hiện có trên 38.500 hộ nghèo. Trong đó, gần 89% là hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Tỉnh này đang tập trung các giải pháp tạo sinh kế, thay đổi nếp nghĩ, cách làm, giúp người dân thoát nghèo bền vững.
Những năm qua, bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, bộ đội ở các đoàn kinh tế -quốc phòng Quân khu 5 đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào ở nơi vùng sâu, vùng xa, vùng còn gặp nhiều khó khăn; giúp bà con từng bước vươn lên thoát nghèo. Một mô hình như vậy đã được đoàn Kinh tế Quốc phòng 516 triển khai áp dụng tại huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
Đang phát
Live