
Luật Hợp tác xã 2023 tạo động lực cho kinh tế tập thể - Huyện thanh Trì, Hà Nội về đích nông thôn mới nâng cao - Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất thuỷ sản - Sử dụng phân bón hữu cơ trong cây trồng sao cho hiệu quả.
Tỉnh Gia Lai hiện có trên 38.500 hộ nghèo. Trong đó, gần 89% là hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Tỉnh này đang tập trung các giải pháp tạo sinh kế, thay đổi nếp nghĩ, cách làm, giúp người dân thoát nghèo bền vững.
Những năm qua, bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, bộ đội ở các đoàn kinh tế -quốc phòng Quân khu 5 đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào ở nơi vùng sâu, vùng xa, vùng còn gặp nhiều khó khăn; giúp bà con từng bước vươn lên thoát nghèo. Một mô hình như vậy đã được đoàn Kinh tế Quốc phòng 516 triển khai áp dụng tại huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
Đói nghèo là một vấn đề có tính toàn cầu. Đối với nước ta, đói nghèo gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển bền vững. Xóa đói, giảm nghèo, khuyến khích làm giàu chính đáng là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Thực tế cho thấy trong những năm qua, công tác xóa đói giảm nghèo đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Hệ thống chính sách, pháp luật về giảm nghèo được ban hành khá đồng bộ, toàn diện. Hàng triệu hộ gia đình đã thoát nghèo, nhiều hộ có cuộc sống trung bình, khá giả; nhiều địa bàn nghèo thoát khỏi tình trạng khó khăn, một số địa bàn đạt chuẩn nông thôn mới; tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh.
Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 là chính sách lớn, nhân văn nhưng thực tế triển khai vẫn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, dẫn đến lãng phí lớn về nguồn lực. Đây là nội dung cần được đánh giá nghiêm túc và có giải pháp tháo gỡ kịp thời, hiệu quả.
Trong những năm qua, mô hình kinh tế hợp tác xã ở Thái Nguyên đóng vai trò quan trọng trong tổ chức sản xuất gắn với liên kết chuỗi giá trị, giúp nâng cao thu nhập của người dân tại khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Hôm nay 5/7, Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng Lâm Văn Mẫn cùng lãnh đạo Công an tỉnh, lãnh đạo các địa phương đã có buổi kiểm tra, khảo sát, thăm hỏi, động viên việc triển khai thực hiện xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, đồng bào Khmer khó khăn về nhà ở do Bộ Công an vận động hỗ trợ.
Qua 3 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở 13 tỉnh/thành khu vực phía Nam, tình hình đã có nhiều chuyển biến, giải quyết cơ bản những vấn đề cấp thiết như đất ở, nhà ở, nước sạch, đất sản xuất, dịch vụ xã hội cơ bản, cơ sở hạ tầng thiết yếu, giáo dục, đào tạo nghề... Song tỷ lệ giảm nghèo bền vững vùng đồng bào DTTS tại khu vực vẫn chưa đạt chỉ tiêu được giao và đây cũng là vấn đề cần những giải pháp thay đổi tích cực trong thời gian tới.
Lạm dụng ma túy là một vấn đề rất phức tạp. Giải quyết vấn đề này không hề đơn giản. Đây không chỉ là câu chuyện về chính sách mà cần sự quan tâm của cả cộng đồng, vượt qua giới hạn của những định kiến thông thường, để giúp những người bị lệ thuộc vào ma túy từ bỏ ma túy và có một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Cần có chính sách tạo công ăn việc làm, đồng thời xử lý nghiêm hành vi lợi dụng chính sách trục lợi. Bà Bùi Thị Quỳnh Vân, Bí thư Tỉnh ủy Quảng yêu cầu như vậy trong buổi làm việc mới đây giữa Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi với Ban Thường vụ Huyện ủy Sơn Tây về công tác giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới của huyện miền núi này.
Đang phát
Live