Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nhân khẩu học nghiêm trọng. Cả 3 quốc gia châu Á này đều đang loay hoay tìm giải pháp khắc phục tỷ lệ sinh thấp, chặn đà suy giảm dân số - yếu tố vốn đóng vai trò thiết yếu đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước.
Chiều nay, Bộ Kế hoạch và Đầu Tư gặp mặt đại diện các cơ quan thông tấn, báo chí công bố Chương trình Thách thức Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024, nhằm thúc đẩy tư duy hợp tác, thu hút nguồn lực, thiết lập bệ phóng cho các doanh nghiệp Việt Nam gia tăng giá trị và nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu về bán dẫn và Trí tuệ nhân tạo (AI).
Những ngày qua tại một số địa phương ở Đồng bằng sông Cửu Long đã xảy ra hạn hán, mặn xâm nhập, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống của người dân, nhiều hộ gặp khó khăn về nước sinh hoạt, nhất là tại khu vực ven biển các tỉnh: Bến Tre, Tiền Giang, Sóc Trăng. Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia và Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, những ngày tới, có khả năng tiếp tục xảy ra đợt cao điểm về mặn xâm nhập, ảnh hưởng đến nguồn nước ngọt tại nhiều địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Vậy đâu là giải pháp ứng phó?
Thương mại điện tử Việt Nam đang có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất khu vực, triển vọng top đầu thế giới – ngày càng định hình vai trò “dẫn dắt nền kinh tế số”. Dù đã và đang có nhiều thuận lợi phát triển, lĩnh vực này cũng cho thấy nhiều bất cập, thách thức mục tiêu “xanh hoá” và phát triển bền vững. Một trong những thách thức lớn nhất là tạo dựng và duy trì niềm tin của người tiêu dùng. Diễn đàn hưởng ứng các hoạt động vì Quyền của người tiêu dùng Việt Nam - đề cập thực tế niềm tin thương mại số. Các vị khách mời sẽ khuyến nghị, hy vọng tìm giải pháp cho vấn đề: Ông Lê Đức Anh – Giám đốc Trung tâm tin học, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công thương; Ông Vũ Văn Trung – Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam; Chuyên gia Trần Quý – Viện trưởng Viện phát triển Kinh tế số Việt Nam từ đầu tàu kinh tế, Thành phố Hồ Chí Minh
Việc đăng ký thi đánh giá năng lực vừa qua của ĐH Quốc gia Hà Nội đã trở thành đợt đăng ký nhớ đời với phụ huynh và thí sinh, là thông tin nhận được sự quan tâm lớn của dư luận những ngày qua. Cụ thể, ngay sau khi Trung tâm Khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội mở cổng đăng ký kỳ thi đánh giá năng lực đã xảy ra tình trạng nghẽn cổng đăng ký do số lượng thí sinh truy cập tăng cao. Trong các mùa tuyển sinh những năm gần đây, nhiều trường tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực, ứng dựng công nghệ thông tin vào công tác tuyển sinh. Tuy nhiên, do tình trạng nghẽn mạng và một số bất cập khác đã gây hoang mang, lo lắng cho thí sinh và gia đình. Giải pháp nào để tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực hiệu quả và chất lượng? Chuyên gia giáo dục Vũ Khắc Ngọc, Hệ thống giáo dục Học mãi - Người có nhiều kinh nghiệm trong đánh giá năng lực cùng bàn luận câu này.
Ngày 29/3/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 319, phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025. Đề án nhằm hoàn thiện chính sách, pháp luật về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức để các cấp, các ngành, người dân, doanh nghiệp tự giác, chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong công tác chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng; nâng cao hiệu quả bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử, tạo niềm tin cho người tiêu dùng trong hoạt động giao dịch, mua bán trực tuyến; quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, người tiêu dùng được bảo đảm. Đồng thời, bảo đảm hoạt động thương mại điện tử minh bạch, lành mạnh, bảo vệ hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp và người tiêu dùng; thúc đẩy phát triển thương mại điện tử bền vững tại Việt Nam. Qua gần 1 năm triển khai Đề án, đã đạt được những kết quả tích cực. “Tăng cường thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm hàng giả, gian lận thương mại, chống thất thu thuế trên môi trường thương mại điện tử - được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2024”. Đây cũng là nội dung của Diễn đàn Chủ nhật hôm nay.
- Giải pháp thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam trong năm 2024 - Mang Tết đến sớm cho bệnh nhân phong!
Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu hôm qua (19/1) đã có cuộc điền đàm nhằm trao đổi những bất đồng liên quan đến vấn đề giải pháp 2 nhà nước. Tuy nhiên, cuộc điện đàm ngắn ngủi khoảng hơn 30 phút dường như chưa thể giúp hai bên tìm được tiếng nói chung.
Những giải pháp mà ngành y tế đưa ra nhằm tháo gỡ khó khăn cho người bệnh trong chuyển tuyến khám chữa bệnh- Nhìn lại 10 năm sự nghiệp nhạc Pop của nữ ca sĩ Taylor Swift- Hồi sinh nghề sản xuất hàng may mặc từ da cá ở Nga
Thực hiện Chương trình phòng, chống mại dâm giai đoạn 2021-2025 của Chính phủ, đến nay, nhiều mô hình hỗ trợ người bán dâm trở lại với cuộc sống đã được triển khai ở nhiều địa phương. Những mô hình này đã giúp người bán dâm tìm cho mình một cuộc sống mới, đồng thời cũng cho thấy cách làm hết sức ý nghĩa nhân văn của Chương trình. Tại nhiều tỉnh, thành phố, cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp đưa nhiệm vụ phòng, chống mại dâm vào Nghị quyết và Kế hoạch, Chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và phối hợp các Sở, ban, ngành, đoàn thể để lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện; thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra thực hiện và đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trong công tác phòng, chống mại dâm. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác phòng, chống mại dâm thông qua huy động nguồn lực từ các tổ chức xã hội, tổ chức dựa vào cộng đồng; các câu lạc bộ, nhóm tự lực, nhóm đồng đẳng tham gia công tác hỗ trợ xã hội, hỗ trợ hòa nhập cộng đồng đối với người bán dâm…Ông Lê Đức Quang, Phó Cục trưởng Cục Phòng chống tệ nạn xã hội, Bộ Lao động Thương binh xã hội cùng bàn luận câu chuyện này.
Đang phát
Live