Đề xuất nguyên tắc, giải pháp gỡ khó cho dự án BOT giao thông.- Khối ngoại tiếp tục bán ròng hơn 850 tỷ đồng trên thị trường chứng khoán.
Nhờ xây dựng chương trình hành động sát hợp với thực tiễn, huy động cả hệ thống chính trị cùng tích cực vào cuộc, nên việc thực hiện chương trình giảm nghèo nhanh, bền vững tại các địa phương Tây Bắc đã đạt nhiều kết quả khả quan, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh, giúp các địa phương từng bước hiện thực hóa mục tiêu phát triển nhanh, bền vững.
Các bộ trưởng môi trường Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) hôm nay (29/4) nhóm họp tại thành phố Turin của Italia để thảo luận các giải pháp chiến lược về môi trường và biến đổi khí hậu. Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh các chuyên gia đang hối thúc các nước công nghiệp hóa cần tận dụng tầm ảnh hưởng chính trị, sự giàu có và công nghệ của họ để chấm dứt việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
ĐBSCL được biết đến là nơi có mạng lưới sông ngòi chằng chịt. Vì vậy, nguồn tài nguyên nước từ lâu được người dân nơi đây xem là vô tận. Tuy nhiên, từ mùa khô các giai đoạn năm 2015-2016, năm 2019-2020, và đặc biệt là mùa khô năm nay đã và đang diễn ra hạn hán, xâm nhập mặn vô cùng khốc liệt, khiến cho tình hình sản xuất, sinh hoạt của người dân ở các địa phương nơi đây bị ảnh hưởng nghiêm trọng không chỉ hiện tại mà còn tương lai.
Dư luận tiếp tục quan tâm việc Cục Đường bộ Việt Nam cấm một số phương tiện đi vào cao tốc Cam Lộ (Quảng Trị) - La Sơn (Thừa Thiên Huế). Điều lo ngại về tai nạn giao thông trên Quốc lộ 1A qua 2 tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế sẽ tăng cao sau khi cấm xe khách 30 chỗ, xe giường nằm, xe tải từ 6 trục chạy trên đường cao tốc Cam Lộ - La Sơn là có cơ sở. Mới đây, một vụ tai nạn giao thông làm chết người liên quan xe đầu kéo vừa xảy ra trên Quốc lộ 1A đi qua Quảng Trị. Nhiều ý kiến cho rằng, vẫn có giải pháp để kiềm chế tai nạn giao thông trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn thay vì cấm xe đi vào cao tốc này.
Cùng với sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế, thể hiện trên các chỉ số tăng trưởng ấn tượng về sản xuất và xuất khẩu Quý 1/2024, nhu cầu điện cũng đã có sự tăng trưởng đột biến, lên đến 11,84% so với Quý 1/2023 (cao hơn nhiều so với kế hoạch cung cấp điện năm 2024 đã dự báo). Để đảm bảo cung ứng đủ điện, nâng cao hiệu quả của nền kinh tế, thì việc đẩy mạnh thực hiện các giải pháp tiết kiệm điện đóng một vai trò quan trọng. Nhấn mạnh việc thực hiện nghiêm Chỉ thị 20/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các giải pháp TKĐ, Bộ Công Thương kêu gọi các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hạn chế sử dụng điện vào giờ cao điểm; dịch chuyển phụ tải điện từ giờ cao điểm sang giờ thấp điểm. Tất cả cùng “chung tay tiết kiệm điện để có đủ điện sử dụng, nhất là trong giai đoạn nhu cầu phụ tải điện tăng cao các tháng mùa khô năm 2024”.
Mặc dù có sự tăng trưởng tương đối tốt trong thời gian qua song nhìn chung khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã của nước ta vẫn chưa phát triển như mục tiêu, kỳ vọng đề ra. Tốc độ tăng trưởng, tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tập thể vào GDP còn thấp và có xu hướng giảm. Vậy giải pháp nào giúp hóa giải những khó khăn, “mở đường lớn” cho khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã bứt phá.
Tăng trưởng GDP quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm 2023, cao hơn tốc độ tăng của quý I các năm 2020-2023. Với sự khởi đầu tốt của nền kinh tế khi cả ba chân kiềng tăng trưởng quan trọng (đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng) đều đang bật tăng mạnh mẽ, cho thấy những tín hiệu tích cực, triển vọng tươi sáng của nền kinh tế. Tuy nhiên, để kinh tế tăng trưởng gắn với ổn định vĩ mô và đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế vẫn còn rất nhiều việc phải làm. “Nhìn lại tăng trưởng kinh tế quý đầu năm, bàn giải pháp tăng tốc các quý tiếp theo nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng GDP cả năm 2024 đạt 6-6,5%” là chủ đề của Diễn đàn chủ nhật, với sự tham gia của 2 vị khách mời: TS Nguyễn Quốc Việt - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội) và ông Nguyễn Anh Dương - Trưởng ban, Ban nghiên cứu Tổng hợp, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM):
Trong những năm gần đây, việc nhiều bác sỹ xin chuyển công tác, nghỉ việc và không tuyển dụng được bác sỹ đã khiến ngành y tế tỉnh Kon Tum rơi vào tình trạng thiếu bác sỹ. Cùng với những giải pháp trước mắt, tỉnh Kon Tum đang cần biện pháp căn cơ cùng cơ chế đặc thù trong việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho ngành y. Bài “Kon Tum cần giải pháp căn cơ cho tình trạng thiếu bác sỹ” của Khoa Điềm, PV Đài TNVN thường trú tại khu vực Tây Nguyên đề cập vấn đề này.
Việc chuẩn hóa chất lượng đầu vào, giá cả của hệ thống phân phối nội địa, hệ thống bán lẻ online hiện nay chưa đồng nhất, khiến các loại nông sản an toàn, đạt chất lượng phải chật vật cạnh tranh với hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng. Từ đó dẫn đến tình trạng sau khi ký được hợp đồng, một số đơn vị cung ứng hàng hóa nông sản có dấu hiệu lơ là trong duy trì tiêu chuẩn hàng hóa. Do vậy cần thiết phải có những giải pháp để tăng năng lực kiểm soát chất lượng nông sản, thực phẩm để thị trường phát triển lành mạnh, công bằng, đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng.
Đang phát
Live