Nền kinh tế Việt Nam đã có sự hồi phục và tăng trưởng đầy lạc quan từ đầu năm cho đến tháng 09 với kỳ vọng đạt mức tăng trưởng 7% cả năm 2024. Tốc độ tăng trưởng ấn tượng 6,93% trong quý II/2024, cao hơn mức 5,66% vào quý I/2024 tạo cơ sở để chúng ta tin tưởng vào một kỳ tích mới của kinh tế Việt Nam năm 2024. Điều này cũng là cảm quan chung của các tổ chức kinh tế khi nhìn nhận về nền kinh tế nước ta. Tuy nhiên, cơn bão số 3 Yagi vừa qua đã tàn phá ghê gớm ở 26 tỉnh phía bắc, gây ra hậu quả nặng nề. Tổng thiệt hại về tài sản ước tính sơ bộ trên 50 nghìn tỷ đồng, dự báo có thể làm tốc độ tăng trưởng GDP cả năm giảm khoảng 0,15% so với kịch bản tăng trưởng 6,8-7%. Trước thực tế này, Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143, ngày 17/09/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3, nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát. TS Lê Duy Bình, chuyên gia kinh tế, giám đốc công ty Economica Việt Nam cùng bàn luận câu chuyện này.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị bàn giải pháp khẩn trương khắc phục hậu quả, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ổn định đời sống, khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế sau bão số 3.- 17 hộ dân với 115 người trong khu vực sạt lở của thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, Bắc Hà, Lào Cai hôm nay được di dời tới nơi tạm lánh an toàn hơn.- Ban Vận động Cứu trợ Trung ương tiếp nhận trên 1.000 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3. Danh sách ủng hộ tiếp tục cập nhật, công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.- Chính phủ Mỹ và Anh ra tuyên bố chung về đối thoại chiến lược giữa hai nước, trong đó hướng tới một Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở, tăng trưởng an toàn, tự cường và bền vững.- Trung Quốc kích hoạt cơ chế ứng phó khẩn cấp, cấp độ 4 đối với tình trạng ngập lụt ở Thượng Hải và các tỉnh Giang Tô, Chiết Giang và An Huy.- Tại Myanma, hơn 120 người thiệt mạng do lũ lụt và lở đất, ảnh hưởng từ tàn dư của bão Yagi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Ngày 6/9, tại huyện Chương Mỹ, Hà Nội, UBND huyện Chương Mỹ phối hợp với Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Hà Nội, Hội khoa học lịch sử Việt Nam, Hội đồng di sản Quốc gia tổ chức Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy giá trị cụm di tích quốc gia chùa Trầm, chùa Trăm gian” Hội thảo có sự tham gia của gần 100 đại biểu là các nhà sử học, nhà quản lý, chuyên gia trong lịch vực văn hoá, di tích….
Bay đêm đến TPHCM được lưu trú miễn phí - giải pháp mới kích cầu du lịch.- Dự án “Cửa hàng nhỏ của lòng tốt” hỗ trợ người mới nhập cư ổn định cuộc sống ở Mỹ.- Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh liệt sĩ 27.7, những câu chuyện xúc động về hoạt động Tri ân các anh hùng liệt sĩ, thực hiện lời dạy của Bác Hồ về đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”
- Các doanh nghiệp, địa phương thực hiện lộ trình giảm phát thải - New Zealand đầu tư mạnh hỗ trợ ngành nông nghiệp giảm phát thải
6 tháng qua đã có 5.343 người chết, 9.552 người bị thương vì tai nạn giao thông, toàn quốc xảy ra trên 20 vụ ùn tắc giao thông. Trước thực tế này, nhiều giải pháp để đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trước mắt và lâu dài đã được các ngành chức năng triển khai, trong đó đặc biệt chú ý tới đảm bảo cơ sở hạ tầng và điều tiết giao thông.
Sản xuất công nghiệp tăng trưởng trên diện rộng với 56/63 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng so với cùng kỳ năm trước, góp phần đưa chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp 6 tháng đầu năm tăng 7,7% so với cùng kỳ năm trước. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng 8,67%. Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực tăng khá, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2024 đạt 6,42%. PV Nguyên Long phỏng vấn ông Phạm Tuấn Anh - Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương về nội dung này:
Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5/2024 chiều 1/6, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, mặc dù doanh nghiệp thành lập mới có tăng hơn so với cùng kỳ nhưng tình hình sản xuất kinh doanh còn gặp rất nhiều khó khăn. Do đó, cần tiếp tục các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đặc biệt là về thủ tục hành chính để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp gia nhập thị trường, kinh doanh thuận lợi.
Lần đầu tiên trong lịch sử, tiêu thụ điện toàn quốc trong ngày 28/5/2024 đã lên tới hơn 1 tỷ kWh. Đồng nghĩa, công suất phụ tải điện đã tới hạn. Căng thẳng điện trong các giờ cao điểm rất dễ xảy ra, nhất là khi hệ thống điện gặp sự cố một số tổ máy điện có công suất lớn. Nhờ có sự đồng hành của hơn 13 nghìn doanh nghiệp sử dụng điện lớn thực hiện chương trình “quản lý nhu cầu điện” (DSM), và cụ thể là thực hiện “điều chỉnh phụ tải điện” (DR) - thông qua việc hạn chế, giảm sử dụng điện trong các khung giờ cao điểm để dịch chuyển sang sử dụng điện vào giờ thấp điểm, đã góp phần cắt giảm công suất phụ tải đỉnh của hệ thống điện quốc gia, giúp sử dụng hiệu quả nguồn điện, đảm bảo điện, nhất là trong các thời gian cao điểm mùa khô (từ tháng 4 đến tháng 7 hằng năm) khi nhu cầu điện tăng cao. Đóng góp quan trọng như vậy, thế nhưng hiện nay các đơn vị liên quan vẫn đang thực hiện việc “điều chỉnh phụ tải điện” phi thương mại, nghĩa là kêu gọi, khuyến khích khách hàng (chủ yếu là các doanh nghiệp sử dụng nhiều điện) tự nguyện điều chỉnh giảm nhu cầu dùng điện trong các thời điểm nhu cầu của hệ thống tăng cao - mặc dù Việt Nam đã có “Chương trình quốc gia về quản lý nhu cầu điện” từ năm 2007. Cần cơ chế, chính sách phù hợp để chương trình quản lý nhu cầu điện, điều chỉnh phụ tải điện (DSM/DR) đạt hiệu quả như mục tiêu đề ra, đó là: góp phần đảm bảo cung ứng điện, nâng cao chất lượng điện năng và độ tin cậy cung cấp điện; giảm nhu cầu vốn đầu tư phải xây mới, mở rộng hệ thống điện; góp phần giảm áp lực tăng giá điện; bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ngành điện. Loạt bài hai kỳ “Quản lý nhu cầu điện, điều chỉnh phụ tải điện (DSM/DR) - Giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn điện đang cần cơ chế” của PV Bá Toàn đề cập nội dung này. Chương trình hôm nay phát sóng bài 1 với nhan đề “Nhiều doanh nghiệp lớn tham gia điều chỉnh phụ tải điện (DR)”:
Tại Việt Nam, phát thải khí nhà kính đang vào khoảng 400 triệu tấn CO2, trong đó lĩnh vực năng lượng chiếm khoảng 2/3. Xác định là tập đoàn kinh tế năng lượng trụ cột của đất nước, Tập đoàn dấu khí Việt Nam (Petrovietnam) đang thực hiện nhiều giải pháp chuyển đổi xanh. Trong đó, cùng với giảm phát thải trực tiếp, Petrovietnam đang tăng cường các giải pháp tạo tín chỉ carbon nhằm bù đắp phần phát thải. CTV Thuỳ Dung tổng hợp thông tin:
Đang phát
Live