Với quan niệm xuất phát điểm thấp, tỉnh nhỏ thì phải nuôi khát vọng lớn nên trong thời gian qua, nhất là hai năm trở lại đây, Hậu Giang đã nỗ lực vượt khó khăn để vươn lên đạt những thành quả ấn tượng ở nhiều lĩnh vực.
Đã tròn 15 năm (kể từ năm 2008) Thủ tướng Chính phủ chọn ngày 20/4 hàng năm là Ngày Thương hiệu Việt Nam, nhằm tôn vinh, quảng bá thương hiệu và hình ảnh Việt Nam; Đồng thời khơi dậy khát vọng của các cấp, các ngành, xã hội, cộng đồng doanh nghiệp trong công cuộc xây dựng thương hiệu doanh nghiệp và thương hiệu quốc gia. "Xây dựng thương hiệu - doanh nghiệp xanh để "Định vị Thương hiệu Quốc gia Việt Nam xanh" trong bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức là chủ đề của Câu chuyện thời sự, với sự tham gia bàn luận của chuyên gia kinh tế, TS Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh (BCSI).
Bất chấp những ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch Covid-19 và xung đột chính trị trên thế giới, Thương hiệu quốc gia Việt Nam vẫn được đánh giá là Thương hiệu quốc gia có tốc độ tăng trưởng giá trị nhanh nhất thế giới, với mức tăng 74% trong giai đoạn 2019-2022. Giá trị Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2022 tiếp tục tăng 11,1% so với năm 2021 (từ 388 tỷ USD lên 431 tỷ USD), đưa Việt Nam lên vị trí thứ 32 trong top 100 thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới. Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam được Chính phủ phê duyệt từ năm 2003, đến nay qua gần 20 năm phát triển đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và cộng đồng doanh nghiệp về tầm quan trọng của việc xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu. Nhân kỷ niệm 15 năm Thủ tướng Chính phủ chọn ngày 20/4 hằng năm là ngày Thương hiệu Việt Nam, PV Nguyên Long phỏng vấn ông Hoàng Minh Chiến - Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại, Bộ Công Thương về những kết quả đạt được cũng như ý nghĩa của chủ đề "Định vị Thương hiệu quốc gia Việt Nam Xanh" - Diễn đàn Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2023:
Bóng đá Indonesia nhận cú sốc lớn trước thềm Giải Vô địch Bóng đá thế giới lứa tuổi dưới 20 (U20 World Cup 2023) khi Liên đoàn bóng đá thế giới chính thức thông báo tước quyền tổ chức giải đấu của nước chủ nhà Indonesia. Đây là quyết định khó khăn cho cả hai phía khi giải đấu đã cận kề, việc chọn một quốc gia chủ nhà khác sẽ không dễ dàng với FIFA. Trong khi đó, nền bóng đá Indonesia cũng được cho là sẽ thiệt hại không nhỏ sau khi đã đầu tư cơ sở hạ tầng và nguồn lực cho giải đấu. Vậy điều gì đã dẫn tới quyết định khó khăn của FIFA? Indonesia “mất” những gì vì tuột mất cơ hội tổ chức Vòng chung kết U20 World Cup?
Hôm nay (20/3) tròn 20 năm kể từ khi Mỹ đơn phương phát động chiến dịch tấn công I-rắc, với cái cớ chính phủ quốc gia Trung Đông này sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt. Đến nay, dù Mỹ đã chính thức kết thúc nhiệm vụ chiến đấu tại Iraq, song người dân nơi đây vẫn đang phải khắc phục hậu quả chiến sự mỗi ngày, với những lo lắng nghiêm túc về tương lai của mình.
Cả hai Hội nghị Bộ trưởng tài chính - Thống đốc Ngân hàng và Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao nhóm các nước phát triển và mới nổi (G20) vừa họp tuần qua tại Ấn Độ đều không ra được Tuyên bố chung. Nguyên nhân chính là những mâu thuẫn không thể khỏa lấp giữa một bên là phương Tây và một bên còn lại là Nga liên quan đến cuộc xung đột tại Ucraina. Thất bại trong việc có được tiếng nói chung tại một diễn đàn quan trọng như G20 cho thấy không một quốc gia đơn lẻ nào có thể tự mình giải quyết các vấn đề nóng của thế giới.
Nhắc đến kênh Tham Lương- Bến Cát- rạch Nước Lên, con kênh dài nhất TP.HCM, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến hình ảnh một con kênh đen ngòm, dơ bẩn, ô nhiễm nặng nề. Tuy nhiên, những hình ảnh trên có thể sẽ sắp được xoá bỏ khi mới đây, TP.HCM đã triển khai trở lại giai đoạn 2 của dự án cải tạo kênh này sau nhiều năm ngưng trệ. Người dân sống ở hai bên bờ đang rất mong chờ ngày con kênh đổi màu.
Hôm nay, Hội nghị Ngoại trưởng Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) sẽ kết thúc sau hai ngày làm việc. Với cương vị Chủ tịch G20 trong năm 2023, nước chủ nhà Ấn Độ đã đưa ra chương trình nghị sự với nhiều vấn đề toàn cầu như chủ nghĩa đa phương và sự cần thiết phải cải tổ, an ninh năng lượng, lương thực và hợp tác phát triển, chống khủng bố và các mối đe dọa mới… Dù vậy, sự chia rẽ giữa các nước thành viên liên quan đến cuộc khủng hoảng Ucraina đã gây nhiều khó khăn trong các cuộc thảo luận, thử thách mục tiêu mà Ấn Độ đưa ra ngay từ khi tiếp quản vị trí Chủ tịch G20 là tăng cường đoàn kết để giải quyết các thách thức toàn cầu. Với sự chia rẽ này, nhiều người lo ngại Hội nghị Ngoại trưởng G20 có thể không đạt được tuyên bố chung giống như cuộc họp của các quan chức kinh tế, tài chính G-20 cuối tuần trước.
Hôm nay (01/03), tại thủ đô Niu Đê-li, Ấn Độ, khai mạc Hội nghị Ngoại trưởng Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G-20). Diễn ra trong hai ngày, Hội nghị sẽ trao đổi quan điểm về các thách thức toàn cầu đang nổi lên và những vấn đề quốc tế lớn.
Hội nghị Bộ trưởng Tài chính Nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu (G20) vừa kết thúc mà không đạt được tuyên bố chung. Cuộc xung đột tại Ukraine và những hệ lụy kéo theo đó là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới sự đóng băng quan hệ giữa các nước và gây ra sự đứt gãy của các diễn đàn đa phương hàng đầu.
Đang phát
Live