Trong một diễn biến mang tính lịch sử, các nhà lãnh đạo của Nhóm Các nền Kinh tế Phát triển và Mới nổi hàng đầu Thế giới (G20) đã thông qua Tuyên bố New Delhi ngay trong ngày làm việc đầu tiên của Hội nghị Thượng đỉnh đang diễn ra tại thủ đô Ấn Độ. Văn bản cuối cùng của Hội nghị đã được thông qua với 100% sự đồng thuận.
Cộng đồng quốc tế cần chuyển đổi từ thực trạng thiếu lòng tin hiện nay sang việc xây dựng lòng tin và sự tin cậy lẫn nhau. Đây là thời điểm thế giới cùng nhau tiến lên. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi - với tư cách chủ nhà của Nhóm các nền Kinh tế Phát triển và Mới nổi hàng đầu thế giới (G20) năm 2023, đã khẳng định như vậy trong bài phát biểu khai mạc Thượng đỉnh G20 năm 2023 tại thủ đô New Delhi sáng 9/9.
Để kỷ niệm 20 năm đồng hành cùng nhau trên con đường âm nhạc, cặp song ca ăn ý hàng đầu Trọng Tấn và Anh Thơ sẽ tổ chức tour xuyên Việt, với đêm diễn mở màn tại thủ đô Hà Nội vào ngày 20/10 tới, sau đó là Thanh Hoá, Đà Nẵng và dự kiến cả Nghệ An, TPHCM, Vũng Tàu... Liveshow sẽ là chuyến du hành bằng âm nhạc theo dọc dài đất nước, từ miền Tây Bắc, đến với sông Hồng, chảy vào miền Trung, đến miền sông nước Tây Nam bộ “mấy nhịp cầu tre”...
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 thảo luận nhiều nội dung quan trọng, trong đó có các báo cáo giữa kỳ về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025.- Khởi công khu công nghiệp VSIP Cần Thơ giai đoạn 1 tổng vốn đầu tư hơn 3.700 tỷ đồng.- Ít nhất hơn 400 người thương vong trong trận động đất mạnh 7 độ rích-te xảy ra tối qua ở Maroc.- Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nền Kinh tế Phát triển và Mới nổi hàng đầu thế giới (G20) khai mạc hôm nay tại thủ đô Niu Đê-li (New Delhi) Ấn Độ, sẽ thảo luận và thống nhất ưu tiên chính sách trong nhiều vấn đề quan trọng của thế giới, từ biến đổi khí hậu, gánh nặng nợ của các nước nghèo, thương mại, năng lượng, chống tham nhũng ...- Phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc về ý nghĩa quan trọng trong chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden theo lời mời của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, bắt đầu từ ngày mai.
Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nền Kinh tế Phát triển và Mới nổi hàng đầu thế giới (G20) khai mạc hôm nay( 9/9) tại thủ đô New Delhi, Ấn Độ. Dự kiến trong hai ngày làm việc, các nhà lãnh đạo G20 cùng các quốc gia và tổ chức khách mời sẽ thảo luận và thống nhất ưu tiên chính sách trong nhiều vấn đề quan trọng của thế giới, từ biến đổi khí hậu, gánh nặng nợ của các nước nghèo, thương mại, năng lượng, chống tham nhũng ...
Ấn Độ đang trở thành tâm điểm chú ý của cộng đồng quốc tế khi đăng cai tổ chức Hội nghị thượng đỉnh nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) trong hai ngày 9 và 10/9. Đây là lần đầu tiên một hội nghị thượng đỉnh G20 được tổ chức ở Nam Á, mang theo những kỳ vọng của nước chủ nhà Ấn Độ vào thúc đẩy phát triển bền vững, lan tỏa tăng trưởng kinh tế đồng đều hơn giữa các nước phát triển và đang phát triển. Nhưng điểm đáng chú ý trong số các lãnh đạo G20 năm nay thiếu vắng Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, làm dấy lên lo ngại về việc hội nghị có thể trở thành diễn đàn thể hiện ý chí của các quốc gia phương Tây, đồng thời ảnh hưởng tới khả năng đạt được đồng thuận trong những vấn đề lớn mà nước chủ nhà đưa vào chương trình nghị sự.
Là quốc gia đang phát triển, nhu cầu sử dụng năng lượng của Việt Nam rất lớn. Theo tính toán, điện năng đang chiếm hơn 70% tổng năng lượng tiêu thụ trên toàn quốc. Nhu cầu tiêu thụ điện thương phẩm giai đoạn 2016-2022 tăng trưởng bình quân 7,72%/năm. Đáng kể, tại nhiều thời điểm mùa khô, phụ tải điện toàn quốc tăng cao đột biến (tăng tới hơn 12%). Trong khi các nguồn nhiên liệu có hạn, Việt Nam đã phải nhập khẩu tất cả các nguồn năng lượng sơ cấp cho sản xuất điện như than, dầu, khí. Vì vậy việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là một trong những nội dung quan trọng, được nhấn mạnh trong các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đặc biệt trong bối cảnh các nguồn nguyên nhiên liệu trên thế giới ngày càng trở nên khan hiếm và đắt đỏ.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đề ra những mục tiêu rất cụ thể cho tiến trình phát triển kinh tế giai đoạn 2021 – 2025 như: tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt khoảng 6,5% - 7%/năm; đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp vào tăng trưởng đạt khoảng 45%; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt hơn 25% và kinh tế số đạt khoảng 20%…Trong số những mục tiêu vừa nêu, kinh tế số là chỉ tiêu mới – vừa hiện hữu nhiều cơ hội, thuận lợi, vừa cho thấy những bất cập-thách thức. Đã qua nửa chặng đường triển khai Nghị quyết Đại hội, chúng ta đã góp sức thực hiện mục tiêu kinh tế số tới đâu? Những điều kiện thuận lợi nào cần nhận diện-phát huy, giải pháp nào là căn cơ để kinh tế số không chỉ cán mốc 20% GDP vào năm 2025 như kỳ vọng mà còn thực sự là động lực quan trọng thúc đẩy hoàn thành nhiều mục tiêu tăng trưởng khác? Khách mời: ông Trần Minh Tuấn – Vụ trưởng Vụ Kinh tế số và xã hội số, Bộ Thông tin và Truyền thông; ông Nguyễn Kim Hùng – Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME), kết nối Tiến sĩ Trần Quý – Viện trưởng Viện Phát triển Kinh tế số Việt Nam, tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường quốc phòng và an ninh của đất nước. Trong 20 năm qua, lực lượng Bộ đội Biên phòng đã phối hợp cùng các đơn vị và địa phương khu vực biên giới triển khai Luật Biên giới quốc gia hiệu quả và đạt được những kết quả quan trọng. Thiếu tướng Hoàng Hữu Chiến – Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Bộ đội Biên phòng đã có cuộc trao đổi với PV Đài TNVN về vấn đề này:
Xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường quốc phòng và an ninh của đất nước. Trong 20 năm qua, lực lượng Bộ đội Biên phòng đã phối hợp cùng các đơn vị và địa phương khu vực biên giới triển khai Luật Biên giới quốc gia hiệu quả và đạt được những kết quả quan trọng. Thiếu tướng Hoàng Hữu Chiến – Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Bộ đội Biên phòng đã có cuộc trao đổi với PV Đài TNVN về vấn đề này.
Đang phát
Live