Kinh tế tăng trưởng thấp, rủi ro tiềm ẩn trong thị trường tài chính dẫn đến xu thế thắt chặt chi tiêu của người tiêu dùng, trong đó dệt may luôn có mặt trong top 5 các mặt hàng được tiết giảm. Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới vẫn còn nhiều bất ổn, cùng với hàng loạt yêu cầu mới về môi trường, xã hội và quản trị, đòi hỏi doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải nhanh chóng chuyển đổi mình theo hướng phát triển bền vững. Vậy doanh nghiệp cần làm gì để vừa linh hoạt ứng phó với tình hình thay đổi, vừa chuẩn bị được nguồn lực phù hợp để tạo lợi thế cạnh tranh, đón cơ hội phục hồi đến gần?
Nhìn lại năm 2023, ngành dệt may Việt Nam phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức khi nền kinh tế toàn cầu bị suy thoái, xung đột địa chính trị tại một số nước trên thế giới gia tăng. Nếu như năm 2022, kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 44 tỷ USD, tăng gần 10% so với năm 2021 thì đến năm 2023, xuất khẩu dệt may đã giảm tới 9% so với năm 2022. Mặc dù vậy, kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may năm 2023 vẫn đạt hơn 40 tỷ USD, nhờ một số một số thị trường ổn định và tăng trưởng khá. Trong bối cảnh khó khăn, các doanh nghiệp đã tận dụng những cơ hội nhỏ nhất từ thị trường, mở rộng tệp khách hàng, đa dạng hóa mặt hàng…
Năm 2023, kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may đạt hơn 40 tỷ USD, giảm khoảng 9% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong bối cảnh khó khăn chung của kinh tế thế giới, có được kết quả đó là nhờ sự bứt phá về số lượng thị trường xuất khẩu. Sang năm 2024, ngành dệt may đặt mục tiêu phấn đấu kim ngạch xuất đạt 44 tỷ USD, tăng 9,2% so với năm 2023. Đây là những thông tin đáng chú ý tại Hội nghị tổng kết ngành dệt may năm 2023 do Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) tổ chức sáng nay (16/12), tại Hà Nội.
Năm 2023, dù đối mặt với nhiều thách thức nhưng tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành dệt may dự báo vẫn đạt hơn 40 tỷ USD. Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, kết quả này có được là nhờ Việt Nam là thành viên của 16 Hiệp định thương mại tự do FTA đã ký kết và thực thi, cùng với đó là chiến lược phát triển bền vững, triển khai các giải pháp xanh hóa trong sản xuất, sử dung chất liệu thân thiện với môi trường, giảm phát thải khí nhà kính.
Với đa số đại biểu tán thành, Quốc hội thông qua Luật Viễn thông (sửa đổi). Điểm mới của Luật là mã, số viễn thông như mã mạng di động, số thuê bao di động… được niêm yết trực tuyến trên thị trường để đấu giá- Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân hội đàm với lãnh đạo Chính phủ và Quốc hội Na Uy- Giao thương hàng hóa giữa Việt Nam và các nước khu vực Á – Âu đạt 9 tỷ USD trong 9 tháng của năm nay, đây là thị trường xuất khẩu tiềm năng với rất nhiều dư địa hợp tác, Bộ Công Thương bàn giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp gia tăng xuất khẩu tại khu vực này- Doanh nghiệp dệt may nhường vị trí cho doanh nghiệp công nghệ cao. Xu hướng dịch chuyển tự nhiên này đang tiếp tục diễn ra và phù hợp với định hướng phát triển công nghiệp của Tp Hồ Chí Minh- Từ 12 giờ trưa nay (theo giờ Việt Nam), Israel và lực lượng Hamas của Palestine bắt đầu ngừng bắn 4 ngày ở cả phía Bắc và miền Nam dải Gaza, để các bên trao đổi con tin và tù nhân, mở ra không gian cho hoạt động hỗ trợ nhân đạo quốc tế- Bạo lực bùng phát ở thủ đô của Ai-len sau khi xảy ra một vụ bạo lực bằng dao bên ngoài một trường học, khiến 3 trẻ em bị thương
TP.HCM có 17 khu công nghiệp và khu chế xuất, nhiều khu đã hình thành hơn 30 năm nên thời hạn thuê đất đang rút ngắn dần. Trong đó, Khu chế xuất Tân Thuận ở Quận 7 thời hạn thuê đất chỉ còn 17 năm. Gần đây, nhiều doanh nghiệp dệt may ở khu này đã dịch chuyển đến nơi khác, chuyển nhượng quyền thuê đất cho các doanh nghiệp công nghệ cao. Nguyên nhân là ở vị trí đắc địa này, các doanh nghiệp dệt may rất khó tuyển lao động phổ thông, vì mức lương công nhân không đủ trang trải chi phí sinh hoạt đắt đỏ ở đây. Xu hướng dịch chuyển tự nhiên này đang tiếp tục diễn ra và phù hợp với định hướng phát triển công nghiệp của Thành phố, được các cơ quan chức năng tích cực hỗ trợ.
Tăng trưởng xanh và phát triển bền vững đang được xác định là một trong những trọng tâm trong chính sách phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới trong những năm gần đây. Việt Nam cũng là một trong những quốc gia trong khu vực sớm tiếp cận với mô hình tăng trưởng xanh. Với việc xác định kinh tế xanh, chuyển đổi xanh là động lực tăng trưởng quan trọng trong dài hạn, Việt Nam đang khuyến khích hoạt động sản xuất và đầu tư xanh, thực hiện chuyển đổi xanh, chuyển dịch năng lượng, chuyển sang nền kinh tế tuần hoàn, phát thải carbon thấp.
Trong bối cảnh doanh nghiệp, ngành hàng xuất khẩu vẫn đối mặt với nhiều thách thức, những tiêu chuẩn ngày càng cao của người tiêu dùng và thị trường, sản xuất xanh được xem là một trong những giải pháp dài hạn để thu hút đơn hàng. Như với các doanh nghiệp trong ngành dệt may, đẩy nhanh tốc độ "xanh hóa" đang trở thành mục tiêu của ngành để tìm kiếm đơn hàng.
Xuất khẩu dệt may giảm sâu – doanh nghiệp xoay xở ứng phó.-Chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa lĩnh vực chế biến và phân phối thực phẩm – những câu chuyện thực tiễn.- Kiều bào – Cánh tay nối dài đưa hàng Việt vươn tầm quốc tế
7 tháng qua, ngành dệt may đối diện với nhiều khó khăn khi đơn hàng sụt giảm, thiếu hụt dòng tiền,... thậm chí, không ít doanh nghiệp phải dừng sản xuất. Mặc dù, doanh nghiệp đã lường trước khó khăn nhưng cũng không thể ngờ khó khăn kéo dài đến tận thời điểm hiện tại. Doanh nghiệp thực hiện cắt giảm tối đa chi phí sản xuất, tiết kiệm ở mọi khâu, tiến hành chuyển đổi dần sản xuất theo hướng bền vững, sát với yêu cầu của các nhà mua hàng.
Đang phát
Live