Chủ động bám sát diễn biến thị trường - doanh nghiệp dệt may gia tăng đơn hàng.- Khẳng định ưu thế hàng Việt Nam.- Đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án trọng điểm - Ghi nhận tại 2 tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên.
400 doanh nghiệp trong và ngoài nước sẽ tham dự Triển lãm Quốc tế ngành dệt may và công nghệ dệt may Việt Nam 2024 (VIATT). Triển lãm do Bộ Công thương tổ chức tại TP.HCM và diễn ra từ 28/2 đến 1/3. Đây là dịp để doanh nghiệp trong nước kết nối, giao thương với doanh nghiệp quốc tế, hình thành liên kết chuỗi giá trị từ nguyên phụ liệu đến sản phẩm cuối cùng và tham gia vào quá trình phát triển nguồn cung nguyên liệu, tăng dần tỷ lệ nội địa hóa.
- Phỏng vấn Chủ tịch UBND TP.HCM về những giải pháp nhằm thúc đẩy các động lực tăng trưởng bền vững.- Thương mại điện tử bền vững vẫn là bài toán khó.- Tiêu điểm kinh tế địa phương có nội dung: Các doanh nghiệp dệt may ở Thanh Hoá linh hoạt tiếp cận thị trường xuất khẩu
Năm 2023 là năm ngành may mặc tỉnh Thanh Hóa nói riêng và may mặc cả nước nói chung gặp nhiều khó khăn, thách thức do những biến động của tình hình thế giới. Để tháo gỡ khó khăn, nhiều doanh nghiệp may mặc trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã triển khai nhiều giải pháp để duy trì đơn hàng, tìm kiếm thị trường mới, ổn định sản xuất.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dâng hương tưởng nhớ các bậc tiên đế, hiền tài có công với đất nước, tại Điện Kính Thiên, Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long, Hà Nội.- Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra tiến độ dự án đường Vành đai 3 TPHCM và chúc tết kỹ sư, công nhân, người lao động đang thi công tuyến đường này.- Ngành dệt may đặt mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 44 tỷ USD trong năm 2024 này với phương châm linh hoạt trong sản xuất, chấp nhận các đơn hàng khó, có tính kỹ thuật phức tạp nhưng có giá trị gia tăng cao.- Dư luận châu Âu sốc sau tuyên bố của ứng viên Tổng thống Mỹ Đônan Trăm rằng, Mỹ sẽ không đảm bảo an ninh đối với các thành viên NATO không đạt mức chi tiêu 2% GDP cho quốc phòng.- Nhiều nơi ở Trung Quốc đưa ra cảnh báo ô nhiễm không khí nghiêm trọng do đốt pháo hoa và pháo nổ.
Bước sang năm nay, dự báo nền kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn, thách thức, song ngành dệt may Việt Nam vẫn đặt mục tiêu cho năm nay xuất khẩu vào thị trường toàn cầu là 44 tỷ USD, tăng khoảng gần 4 tỷ so với năm 2023. Ngành cũng đang kỳ vọng sẽ sớm hiện thực hoá khát vọng xây dựng ngành công nghiệp thời trang Việt Nam vươn tầm quốc thế giới giai đoạn 2030-2045.
Ảnh hưởng của tình hình thế giới khiến các doanh nghiệp gỗ, dệt may ở Bình Dương gặp nhiều khó khăn về đơn hàng. Doanh thu không có trong khi Tết đang cận kề, doanh nghiệp phải xoay sở từ nhiều nguồn hoặc vay mượn để công nhân có thưởng. Đó là những chia sẻ của người sử dụng lao động tại buổi đối thoại giữa Công đoàn Bình Dương với các doanh nghiệp gỗ, dệt may vào chiều nay (16/1).
Phân cấp triệt để cho cấp huyện để chủ động, linh hoạt thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia – Nội dung sẽ được xem xét tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa 15 khai mạc vào ngày mai.- Doanh nghiệp dệt may Việt Nam nhanh chóng chuyển đổi theo hướng phát triển bền vững, nhằm thích ứng với thị trường bất định trong năm 2024.- Tiết mục “Đưa Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 13 vào cuộc sống” đề cập vấn đề luân chuyển cán bộ - Hiệu quả từ cách làm của tỉnh Hà Tĩnh.- Cuộc xung đột kéo dài ở Biển Đỏ và căng thẳng leo thang khắp Trung Đông có thể gây ra những tác động tàn khốc đối với nền kinh tế toàn cầu.- Người dân Copenhagen (Đan Mạch) chuẩn bị sẵn sàng chào đón sự kiện Nữ hoàng Margrethe truyền ngôi cho Thái tử Frederik.
Kinh tế tăng trưởng thấp, rủi ro tiềm ẩn trong thị trường tài chính dẫn đến xu thế thắt chặt chi tiêu của người tiêu dùng, trong đó dệt may luôn có mặt trong top 5 các mặt hàng được tiết giảm. Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới vẫn còn nhiều bất ổn, cùng với hàng loạt yêu cầu mới về môi trường, xã hội và quản trị, đòi hỏi doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải nhanh chóng chuyển đổi mình theo hướng phát triển bền vững. Vậy doanh nghiệp cần làm gì để vừa linh hoạt ứng phó với tình hình thay đổi, vừa chuẩn bị được nguồn lực phù hợp để tạo lợi thế cạnh tranh?
Năm 2023 là năm đặc biệt khó khăn với các doanh nghiệp trong Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex). Để duy trì đơn hàng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp trong Tập đoàn phải tiếp cận đơn hàng nhỏ, kỹ thuật khó, thời gian giao hàng ngắn, thay đổi phương thức tổ chức sản xuất so với trước đây. Năm 2024, Tập đoàn Dệt may Việt Nam phấn đấu tăng trưởng 10% so với năm 2023, kiên định mục tiêu tham gia vào chuỗi cung ứng với vị thế vững chắc, là đối tác ưu tiên của các nhà sản xuất, phân phối lớn trên thế giới.
Đang phát
Live