VOV1 - Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì cuộc họp của Bộ Chính trị cho ý kiến về tình hình, tiến độ thực hiện Nghị quyết Trung ương 11 khóa XIII, các kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính các cấp.
Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, lãng phí tiêu cực.- Tiếp tục kỳ họp thứ 8, sáng nay Quốc hội nghe tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu.- Tỉnh Bình Định đề xuất thí điểm khai thác dịch vụ taxi bay - loại hình vận tải hoàn toàn mới, đang được thử nghiệm tại một số quốc gia.- Xung đột Nga – Ucraina diễn biến phức tạp khi các bên đang chuẩn bị sẵn sàng cho một sự leo thang tiềm ẩn, bao gồm cả chiến tranh hạt nhân.- Liên minh châu Âu (EU) tăng thuế đối với xe điện do Trung Quốc sản xuất lên tới 45,3% từ hôm nay.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) vừa họp về chính sách tiền tệ trong hai ngày 30/4 và 1/5. Trong đó, vấn đề được dư luận quan tâm nhất là bao giờ FED có thể bắt đầu giảm lãi suất. Nếu như đầu năm, giới đầu tư kỳ vọng FED sẽ sớm giảm lãi suất khi lạm phát có dấu hiệu hạ nhiệt, nhưng những dữ liệu kinh tế gần đây cho thấy các biện pháp kiểm soát lạm phát mạnh tay mà FED áp dụng thời gian qua vẫn chưa mang lại kết quả như kỳ vọng, ảnh hưởng lớn đến quyết định nới lỏng chính sách tiền tệ của cơ quan này. Thời điểm thực hiện cắt giảm lãi suất dự kiến của Mỹ từng được kỳ vọng sẽ diễn ra vào tháng 3, sau đó lùi lại vào tháng 6. Nay tiếp tục lùi lại đến tháng 9, thậm chí một số chuyên gia còn tỏ ra bi quan hơn khi cho rằng có thể phải sang năm 2025 mới có đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên. Việc FED thận trọng duy trì chính sách lãi suất cao gia tăng dự cảm về việc kinh tế thế giới vẫn chưa thoát khỏi nỗi lo lạm phát – yếu tố đè nặng lên triển vọng tăng trưởng trong năm nay. Phóng viên Vũ Hợp, thường trú Đài TNVN tại Mỹ phân tích rõ hơn vấn đề này.
Cuộc họp lần thứ 11 Ủy ban Hợp tác chung ASEAN-Hàn Quốc (AKJCC) diễn ra hôm qua tại trụ sở Ban Thư ký ASEAN ở Jakarta, Indonesia. Đây là cuộc họp Ủy ban Hợp tác chung cuối cùng của Việt Nam trên cương vị nước điều phối quan hệ ASEAN-Hàn Quốc nhiệm kỳ 2021-2024. Đại sứ Nguyễn Hải Bằng, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại ASEAN, đã cùng Đại sứ Hàn Quốc tại ASEAN Lee Jang-keun đồng chủ trì cuộc họp.
Một loạt các vấn đề liên quan tới Ukraine sẽ được bàn luận trong cuộc họp thượng đỉnh của Liên minh châu Âu (EU) tại Brúc-xen, Bỉ ngày hôm nay. Đặc biệt, trọng tâm nghị sự sẽ là khoản viện trợ 4 năm trị giá 50 tỷ Euro – vốn đang gặp phải sự phản đối của Hung-ga-ri; kế hoạch viện trợ vũ khí chưa hoàn thành hay những khó khăn về nông nghiệp tại các nước EU liên quan đến việc nhập khẩu nông sản từ Ukraine. Cuộc họp dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn để 27 nước thành viên EU đạt được sự đồng thuận.
Sau tối hậu thư đối với Niger, Cộng đồng Kinh tế Tây Phi hôm qua đã có cuộc họp bất thường về tình hình tại nước này. Người dân Niger đã ngay lập tức bày tỏ quan điểm về các thông tin liên quan đến cuộc họp.
Nhóm họp hôm qua tại thủ đô Brussells, Bỉ, các Bộ trưởng Quốc phòng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã thảo luận về các mối quan hệ tương lai với Ukraine. Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh Mỹ và các đồng minh phương Tây đã gần như bác bỏ triển vọng sớm gia nhập liên minh quân sự lớn nhất thế giới của Ukraine.
Từ ngày 06 - 10/03/2023 tại Viên, Cộng hòa Áo, Hội đồng Thống đốc (HĐTĐ) Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) đã tổ chức cuộc họp định kỳ với sự tham dự của Tổng Giám đốc (TGĐ) IAEA Ra-pha-en Gờ-rốt-si (Rafael Grossi) cùng 35 quốc gia thành viên HĐTĐ, các nước thành viên IAEA và tổ chức quốc tế là quan sát viên. Đoàn Việt Nam do Đại sứ Nguyễn Trung Kiên, Thống đốc - Đại diện thường trực của Việt Nam tại IAEA làm Trưởng đoàn, cùng tham dự có Thiếu tướng Hà Văn Cử, Tư lệnh Binh chủng Hóa học - Bộ Quốc phòng kiêm Tổng Giám đốc Trung tâm Hành động Quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học và môi trường (NACCET) và các đại diện của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và các đơn vị chuyên môn của Bộ Ngoại giao.
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đồng minh (gọi tắt là OPEC+) đã nhóm họp tại thủ đô Viên của Áo để quyết định có tăng sản lượng khai thác hay không. Cuộc họp được dư luận đặc biệt quan tâm trong bối cảnh giá năng lượng vẫn là nỗi lo của nhiều quốc gia, nhất là các quốc gia châu Âu trong những tháng mùa đông. Trước đó, dự báo dư cung trên thị trường dầu trong quý 1 năm nay của OPEC+ chỉ ở mức 1,4 triệu thùng/ngày, thấp hơn khoảng 25% so với dự báo hồi đầu tháng 12 năm ngoái là 1,7 triệu thùng/ngày, đẩy giá dầu leo dốc trong những ngày cuối năm 2021. Vì vậy, thị trường thế giới chờ đợi cuộc họp của OPEC+ có thể đưa ra chính sách tăng sản lượng khai thác để bình ổn giá dầu thế giới. Vậy kỳ vọng này có được đáp ứng? Phóng viên Ngọc Thạch, thường trú Đài TNVN tại Ai Cập, theo dõi khu vực Trung Đông phân tích vấn đề này.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật tổ chức đảng và một số cán bộ.- Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp mặt trẻ em bị bệnh hiểm nghèo và khuyết tật có tác phẩm dự thi vẽ tranh và sáng tác văn học “Vì một Việt Nam tất thắng”.- Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp xúc cử tri thành phố Cần Thơ theo hình thức trực tuyến.- Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm, chúc mừng Đại học Y Hà Nội nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam.- Tối nay diễn ra Lễ tưởng niệm hơn 23.000 đồng bào tử vong và cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong đại dịch Covid-19, nhằm xoa dịu phần nào những mất mát sau đại dịch.- Trung Quốc cảnh báo Litva “chịu mọi hậu quả” vì để Đài Loan mở văn phòng đại diện.- Nhật Bản thông qua gói kích thích kinh tế với khoản ngân sách kỷ lục 490 tỉ đôla.- Tiết mục "Văn hóa soi đường cho Quốc dân đi" số đầu tiên: PV Đài TNVN phỏng vấn Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng về mục tiêu "Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc"./.
Đang phát
Live