Hôm nay, tại thành phố Tuy Hoà, tỉnh Phú Yên, Cục Đối ngoại, Bộ Công an tổ chức Tọa đàm về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát của Liên Hợp Quốc về quyền con người. Hơn 100 đại biểu đến từ các đơn vị, địa phương tham dự tọa đàm.
Tai nạn giao thông trên các tuyến cao tốc những ngày qua đã làm chết nhiều người. Điển hình như vụ vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng xảy ra trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai, chiều 14/2 (mùng 5 Tết) khi 4 thanh thiếu niên từ 13-18 tuổi điều khiển xe máy đi ngược chiều trên đường cao tốc, va chạm với xe chở rác khiến 4 thanh thiếu niên này tử vong tại chỗ. Rồi vụ 7 xe ô tô gây tai nạn liên hoàn trên cao tốc Mỹ Thuận - Trung Lương (đoạn qua tỉnh Tiền Giang) gây ách tắc, kẹt xe chục cây số và kéo dài nhiều giờ trong ngày 18/2. Cũng trong ngày 18/2, dư luận bàng hoàng trước vụ tai nạn giao thông xảy ra trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn, đoạn qua tỉnh Thừa Thiên Huế làm ba mẹ con tử nạn. Những vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra trên các tuyến cao tốc gần đây khiến dư luận đặt câu hỏi, nguyên nhân là do đâu, tại con đường hay tại con người? TS Khương Kim Tạo, nguyên Phó chánh văn phòng Uỷ ban An toàn Giao thông Quốc gia cùng bàn luận câu chuyện này.
Trong tâm thức của người Tày, quả còn tượng trưng cho may mắn, tài lộc. Vì thế, cứ dịp Tết đến xuân sang là các bản làng của người Tày lại tổ chức "Hội Tung còn" với hình ảnh quả còn tung bay trong gió đầy cuốn hút, chứa đựng những ước vọng, ý nghĩa nhân sinh cao đẹp của bà con người Tày ở vùng miền núi phía Bắc.
Sau 75 năm, dưới ánh sáng của bản "Tuyên ngôn phổ quát về quyền con người" Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng về xây dựng và hoàn thiện thể chế pháp lý về quyền con người; các thiết chế bảo vệ quyền con người; bảo đảm quyền con người trên các lĩnh vực; đồng thời thúc đẩy nâng cao nhận thức xã hội thông qua giáo dục quyền con người.
Cụ thể hóa quyền con người, Đề án “Đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân” thực hiện từ năm 2017 đến nay đã góp phần nâng cao nhận thức xã hội về tầm quan trọng của giáo dục quyền con người, đặc biệt là đối với đội ngũ cán bộ, quản lý, cũng như các nhà giáo, học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Mới đây Chỉ thị số 34 của Thủ tướng Chính phủ tiếp tục đặt ra yêu cầu không chỉ phát huy vai trò, trách nhiệm của các bộ, ngành tham gia mà cần sự quan tâm của cả hệ thống chính trị để đến năm 2025 đạt được mục tiêu 100% các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân tổ chức giáo dục quyền con người.
Kỷ niệm 75 năm Tuyên ngôn phổ quát về quyền con người (10/12/1948-10/12/2023) và 30 năm Hội nghị Thế giới về quyền con người thông qua bản Tuyên bố và Chương trình hành động viên do Việt Nam cùng đề xuất và soạn thảo (25/6/1993), sáng nay, tại Hà Nội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học "Thành tựu thúc đẩy và bảo vệ Quyền con người trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam". Phóng viên Lại Hoa phản ánh:
"Động lực đổi mới sáng tạo trong bối cảnh chuyển đổi số - Từ tầm nhìn đến thực tiễn" là chủ để của Hội thảo do Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức sáng nay, tại Hà Nội. Uỷ viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng dự Hội thảo.
Phát biểu tại buổi làm việc của Đoàn Cán bộ khảo sát thực tế nhóm 3 – Ban Chỉ đạo Tổng kết Trung ương lĩnh vực văn hóa xã hội và con người với Thành ủy TP.HCM sáng nay (16/10), Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh, cần tiếp tục nghiên cứu sâu, nghiên cứu kỹ để không ngừng đổi mới tư duy, nhận thức sâu sắc hơn ý nghĩa, tầm quan trọng của lĩnh vực văn hóa-xã hội và con người trong phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc.
Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa XI) về một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012 – 2020, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Các chỉ tiêu đều đạt và vượt mục tiêu Nghị quyết đề ra, với nhiều điểm sáng trong lĩnh vực người có công, giảm nghèo và an sinh xã hội. Trong tổng số 26 chỉ tiêu, có 5 chỉ tiêu vượt và hoàn thành trước thời hạn và 16 chỉ tiêu đạt mục tiêu vào năm 2020. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Nghị quyết, một số chính sách đã bộc lộ những hạn chế cần khắc phục. Để có thể quản lý và phát triển xã hội phù hợp với mục tiêu trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và là nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045, Việt Nam có kế hoạch ban hành một Nghị quyết mới về chính sách xã hội giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đây là một nội dung được Trung ương bàn và cho ý kiến tại Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá 13 - “Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khoá XI về một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012 – 2020”.
Tại tỉnh Hà Tĩnh, mô hình “Ngôi nhà trí tuệ” tích hợp trong “Nhà văn hóa cộng đồng” đã và đang khẳng định vai trò, vị trí quan trọng trong việc làm thay đổi thiết chế văn hóa cơ sở, là "nơi" để phát triển con người theo hướng hiện đại. Những ngôi nhà trí tuệ dù mới đi vào hoạt động nhưng đã thực sự trở thành điểm sinh hoạt văn hóa, văn nghệ của nhiều người dân. Từ đó phát huy tối đa công năng của những nhà văn hóa cộng đồng, tránh trú bão lũ, góp phần xây dựng đời sống văn hóa mới ở khu dân cư.
Đang phát
Live