
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm nay của nước ta tăng 3,72%, chỉ cao hơn tốc độ tăng 1,74% của 6 tháng đầu năm 2020 trong giai đoạn 2011-2023. Bình quân 6 tháng đầu năm 2023, CPI tăng 3,29% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 4,74%. Đó là thông tin đáng chú ý được Tổng cục thống kê công bố sáng nay (29/6). Theo phân tích của các chuyên gia, để đạt được mục tiêu tăng trưởng khoảng 6,5% của cả năm là thách thức rất lớn, đòi hỏi các bộ, ngành, địa phương và cộng đồng doanh nghiệp cùng thực hiện đồng bộ các giải pháp phù hợp và linh hoạt.
Nuôi dạy con cái khôn lớn, thành đạt là điều cha mẹ nào cũng nỗ lực, mong mỏi. Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng có được phương pháp hợp tình, hợp lý, hợp khả năng, hoàn cảnh gia đình để giáo dục con em trưởng thành như kỳ vọng. Có rất nhiều lí do, trong đó, nhiều quan điểm chuyên gia cho rằng việc cha mẹ không thống nhất quan điểm - "ông nói gà, bà nói vịt" trong hướng dẫn, nuôi dạy con thường ngày, có tác động lớn, ảnh hưởng - hình thành nhân cách và nền tảng trưởng thành của con cái. TS Hoàng Trung Học - Trưởng khoa Tâm lý - Giáo dục, Học viện Quản lý giáo dục cùng bàn luận câu chuyện này.
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 1/2023 ước tính tăng 3,32% so với cùng kỳ năm trước - là mức tăng trưởng thấp nhất trong vòng 12 năm qua, chỉ cao hơn tốc độ tăng 3,21% của quý I năm 2020 do thời gian này nước ta áp dụng nhiều biện pháp mạnh để phòng chống dịch covid-19. Để đạt kịch bản tăng trưởng 6,5% năm 2023 thì GDP các quý còn lại phải tăng trưởng từ 7-7,5% . Từ kết quả tăng trưởng Quý đầu năm, bàn giải pháp thúc đẩy tăng trưởng, ổn định sản xuất kinh doanh, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế là nội dung của Diễn đàn chủ nhật tuần này, với sự tham gia của các vị khách mời: chuyên gia kinh tế Phan Đức Hiếu - Uỷ viên thường trực Uỷ ban kinh tế của Quốc hội; bà Phạm Thị Ngọc Thủy, Giám đốc Văn phòng Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV, thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ). BTV/MC Nguyên Long thực hiện:
Tuy rất thân thuộc nhưng nhiều người lái xe vẫn có những thói quen sử dụng chưa hợp lý về bộ phận hộp số. Kỹ sư sẽ chia sẻ những trục trặc thường gặp với hộp số và cách sử dụng bộ phận này hợp lý.
Bệnh viêm phổi hay còn được gọi là tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp dưới là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng nhập viện và tử vong ở trẻ nhỏ, người già, người có bệnh nền. Trong thời điểm giao mùa và khi thời tiết thay đổi thất thường thì việc bảo vệ lá phổi và hệ hô hấp lại càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Vấn đề là chúng ta chủ động phòng tránh viêm phổi từ sớm, biết cách bồi bổ chức năng hô hấp ra sao để tránh tình trạng bệnh trở nặng, nhiều biến chứng và di chứng nguy hiểm, quá trình điều trị kéo dài và rất tốn kém. Cùng tìm hiểu thêm thông tin về bệnh viêm phổi và cách dự phòng tái phát viêm đường hô hấp từ một sản phẩm thảo dược thiên nhiên được bào chế nano dưới dạng viên, rất thuận tiện mà lại có tác dụng thực sự cho sức khỏe với sự tham gia của GS.TS.BS Phạm Hưng Củng – Nguyên Vụ trưởng Vụ Y học Cổ truyền, Bộ Y tế, chuyên gia tư vấn sức khỏe
Trận động đất 7,8 độ richter ở biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Syria xảy ra vào ngày 6/2 đã gây thiệt hại rất lớn về người và cơ sở hạ tầng, đặc biệt là Thổ Nhĩ Kỳ. Cho đến thời điểm này, không chỉ người dân của 2 nước Thổ Nhĩ Kỳ và Syria mà cả thế giới đều chưa khỏi bàng hoàng trước những hình ảnh đổ sập của các toà nhà, gần 50 nghìn người thiệt mạng, cơ sở hạ tầng bị phá hủy nặng nề. Ở Việt Nam thời gian vừa qua cũng đã ghi nhận những trận động đất xảy ra ở một số địa phương. Từ thảm họa động đất ở Thổ nhĩ Kỳ vừa qua, chúng ta đặt câu hỏi: vậy liệu những trận động đất có cường độ mạnh có khả năng xảy ra hay không? Việt Nam đã có kịch bản ứng phó với động đất hay chưa? Cần làm gì để nâng cao kiến thức và ứng phó với thảm họa động đất cho người dân Việt Nam? Mời quý vị và các bạn cùng nghe chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Hồng Phương- chuyện gia địa chấn , nguyên phó giám đốc Trung tâm báo tin động đất và sóng thần Viện vật lý địa cầu Việt Nam.
Liệu rằng có hạn chế tình trạng mắc viêm đường hô hấp và hỗ trợ bổ phế nang giúp người già, trẻ nhỏ khỏe mạnh trong thời điểm thời tiết giao mùa, nhất là thời tiết xuân ẩm. Cùng tìm hiểu về nguyên nhân gia tăng các bệnh lý đường hô hấp do thời tiết lạnh với sự tham gia của bác sỹ chuyên khoa 1 Nguyễn Hồng Hải- Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Đông y Hòa Bình.
Du lịch được xác định là ngành kinh tế trọng điểm, thời gian qua được Đảng và Nhà nước dành nhiều chính sách khuyến khích nhưng việc phát triển nguồn nhân lực còn chưa đáp ứng nhu cầu của xã hội. Bởi vậy, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và liên kết vùng phát triển du lịch đang trở thành vấn đề cấp bách nhằm phục hồi và phát triển du lịch khi dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát tốt. Đặc biệt, các bạn trẻ chọn học chuyên ngành Du lịch sẽ có cơ hội việc làm ở lĩnh vực này như thế nào? - Khách mời: Phó giáo sư - Tiến sĩ Dương Văn Sáu - Nguyên Trưởng Khoa Du lịch - Trường Đại học Văn hóa Hà Nội.
Rất nhiều con số đáng quan ngại được các bệnh viện đưa ra cho thấy, số lượng bệnh nhân nhập viện sau Tết đều liên quan đến biến chứng của tiểu đường. Vì sao lại như vậy và đường huyết tăng cao sau Tết thì cần làm gì? Để cùng tìm ra nguyên nhân và lý giải việc mất kiểm soát chỉ số đường huyết sau tết, cách hỗ trợ hạ đường huyết, giúp ổn định đường huyết thường ngày, cùng bàn luận nội dung này với khách mời là: Đại tá, Thầy thuốc ưu tú Phạm Hòa Lan- Nguyên chủ nhiệm khoa nghiên cứu thuốc và trang thiết bị y tế, Cục quân y, Bộ Quốc phòng.
Trong những ngày đầu năm mới khi thế giới đang tiếp tục hân hoan với những kỳ vọng lớn vào năm 2022 , các chuyên gia kinh tế Tạp chí uy tín Dờ Ga-điền (The Guardian) của Anh lưu ý 4 vấn đề chính mà nền kinh tế thế giới sẽ đối mặt trong năm 2022.
Đang phát
Live