
Thời tiết miền Bắc đã chuyển lạnh khiến người cao tuổi chưa kịp thích ứng dẫn đến đổ bệnh, nhiều người đã phải nhập viện điều trị. Các bác sỹ khuyến cáo, không khí lạnh tác động không tốt với đường hô hấp, từ đó làm bùng phát các bệnh hô hấp mạn tính ở người già. Ngoài ra, môi trường bụi khô hay ẩm thấp cũng tạo thuận lợi cho các vi khuẩn, vi rút gây cúm, gây viêm phổi phát triển mạnh dễ tấn công người cao tuổi. Vậy phòng tránh bệnh viêm phổi trong mùa lạnh thế nào cho an toàn? ĐTHT và các thảo dược bào chế có thể xem là giải pháp “vàng” hỗ trợ bảo vệ phổi và đường hô hấp hay không? Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh-Nguyên Trưởng khoa Nội, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương sẽ chia sẻ điều này:
Lưu thông kinh mạch ổn định, giảm đau và điều trị hiệu quả mọi chứng bệnh- Đông y cổ từ xưa đã dùng viên điếu ngải để xông hơi nóng vào các chỗ đau nhưng hiệu quả chỉ đạt 50%; hiện nay với máy cứu ngải, hơi nóng sẽ tập trung hơn, đi thẳng vào kinh mạch giúp lưu thông khí huyết, hiệu quả điều trị tăng lên rõ rệt. Máy cứu ngải giờ đây đã trở thành một trong những dụng cụ y tế không thể thiếu tại nhà, từ các cụ, các bác trung niên đến thanh niên nam, nữ đều dễ dàng sử dụng “đau ở đâu cứu ở đó” và “Ai cũng có thể là thầy thuốc của chính mình”. Nhưng phương pháp cứu muốn đạt hiệu quả phòng bệnh, chữa bệnh cần những yếu tố gì? Lương y Trần Minh Thịnh ở Hội Đông y thành phố Hải Phòng sẽ giải đáp mọi băn khoăn của quý vị.
Biến đổi khí hậu dẫn đến thời tiết phức tạp, bất thường đã ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sinh thái của các đối tượng nuôi trồng thủy sản ở các địa phương ven biển, đặc biệt là vùng Đồng Bằng song cửu Long - nơi bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến đối khí hậu. Vấn đề này đặt ra yêu cầu cần phải thích ứng, đảm bảo ổn định sản xuất mang lại hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Trong đó con giống giữ vai trò quan trọng trong thích ứng với biến đổi khí hậu. - Khách mời : Ông Trần Công Khôi, Trưởng phòng giống và thức ăn thủy sản, Cục thủy sản, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Quý vị có biết! Tiểu đường là căn bệnh mà có lẽ chỉ người trong cuộc mới hiểu hết được những mệt mỏi, khó khăn trong quá trình điều trị, nhất là khi phải chung sống với nó suốt đời. Mỗi ngày, một bệnh nhân tiểu đường có thể phải uống, tiêm nhiều loại thuốc, ước chừng hơn 10 viên thuốc các loại như: mỡ máu, huyết áp, dạ dày, men gan…. Nhưng, bên cạnh tác dụng điều trị bệnh, thuốc điều trị tiểu đường có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn như nhờn thuốc hay hạ đường huyết quá mức...Chẳng thế mà nhiều người bệnh vẫn than phiền, lo ngại bởi điều trị một bệnh nhưng phải dùng nhiều loại thuốc. Làm sao để sử dụng thuốc điều trị tiểu đường hợp lý nhưng vẫn có cách hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc hay không? Tư vấn của PGS.TS.BS Hồ Bá Do- Phó Chủ tịch Hội Y học cổ truyền Việt Nam, Giảng viên cao cấp Học viện Quân y.
Nhiều người sẽ thắc mắc: “Bệnh tiểu đường có thể gây huyết áp cao không? Nếu người bệnh mắc cả đái tháo đường và huyết áp cao cùng một lúc thì sẽ nguy hiểm như thế nào? Liệu có giải pháp nào giúp điều trị tăng huyết áp cho người tiểu đường, tránh nguy cơ biến chứng về sau? Chuyên gia tư vấn sức khỏe là: Bác sỹ chuyên khoa 1 Nguyễn Hồng Hải- Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Đông y Hòa Bình giải đáp trong chương trình hôm nay.
Đột quỵ có thể xảy ra với bất kỳ ai, ở bất kỳ độ tuổi nào và làm ngành nghề gì. Đột quỵ là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới hiện nay. Đột quỵ không chỉ xuất hiện ở người cao tuổi mà đang có xu hướng trẻ hóa. Làm thế nào để phòng ngừa đột quỵ từ sớm, tìm ra những liệu pháp đơn giản mà hiệu quả từ các sản phẩm thảo dược chứa tinh chất ĐTHT. Chuyên gia sức khỏe với tư vấn của: Bác sỹ chuyên khoa 1 Nguyễn Hồng Hải - Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Đông y Hòa Bình.
Năm 2025, kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông sẽ có những thay đổi để phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, trong đó Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn phụ trách khâu ra đề thi. Hiện Bộ đang lấy ý kiến xã hội về 3 phương án môn thi tốt nghiệp (gồm số lượng môn thi bắt buộc và tự chọn), dự kiến sẽ công bố phướng án thi chính thức vào quý 4 năm nay. Cũng trong thời gian này, Bộ đang nghiên cứu về định dạng đề thi tốt nghiệp và chuẩn bị huy động đội ngũ giáo viên các địa phương, chuyên gia cùng tham gia xây dựng đề thi.
Testosterone chính là yếu tố quyết định sức khỏe sinh lý nam giới. Nhưng một ngày nọ, bỗng dưng “phong độ” bị sa sút khiến quý ông bấn loạn, rối bời. Vì chưa hiểu rõ nguyên nhân cốt lõi của giai đoạn mãn dục sớm hay do sự suy giảm testosterone cho nên nhiều quý ông đã chọn cách tăng “bản lĩnh” cấp tốc để “chữa cháy” tức thời. Điều này lợi bất cập hại. Sử dụng các sản phẩm lành tính, hỗ trợ cải thiện YSL từ thảo dược là một cách lựa chọn an toàn. Tư vấn của PGS.TS.BS Hồ Bá Do- Giảng viên cao cấp Học viện Quân y.
Nhiều người đang lựa chọn phương pháp đông y để phòng bệnh, chữa bệnh. Nhưng để hiểu đúng về liệu pháp Ðông y, về thiết bị hỗ trợ mình chữa bệnh thế nào cho đúng và cách chữa bệnh thế nào cho hiệu quả thì không phải ai cũng nắm rõ được. Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Diên Hồng tư vấn về cách chữa bệnh từ thuốc ngải cứu và sử dụng máy đúng cách cứu ngải Khánh Thiện.
Thời tiết giao mùa luôn là nỗi lo lắng của những người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Tại sao thời điểm giao mùa với họ lại đáng sợ như vậy khi những cơn ho kéo dài, đờm đặc liên tục kèm theo những cơn khó thở cấp? Nguyên nhân nào khiến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trong thời tiết giao mùa lại trở nặng? Người mắc phổi tắc nghẽn mạn tính cần làm gì hạn chế những đợt cấp bùng phát và tránh nguy cơ biến chứng nặng? Tư vấn của Bác sỹ chuyên khoa 1 Nguyễn Hồng Hải- Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Đông y Hòa Bình.
Đang phát
Live