
Ngân hàng trung ương châu Âu – ECB ngày hôm qua (04/05) ra thông báo cho biết sẽ nâng lãi suất thêm 0,25 điểm phần trăm nhằm hạ nhiệt lạm phát và kiểm soát nợ xấu trong một số lĩnh vực tín dụng. Đây là lần nâng lãi suất thứ 7 liên tiếp của ECB kể từ tháng 07/2022.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón chính thức và hội đàm với Thủ tướng Cộng hòa Séc và Đoàn đại biểu cấp cao Cộng hòa Séc thăm chính thức nước ta- Tiếp tục các hoạt động của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Cuba Esteban Lazo Heznandes và có nhiều hoạt động trong chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Cuba- Tại các địa phương đang diễn ra hoạt động chào mừng Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam 2023- Chỉ còn 1 phần 3 thời gian trong kế hoạch 180 ngày hành động gỡ thẻ vàng từ Ủy ban châu Âu trước đợt thành tra lần thứ 4, các ngành chức năng và địa phương đang chạy nước rút với nhiều giải pháp quyết liệt- NATO để ngỏ cơ hội gia nhập khối cho Ukraine và chuẩn bị gói viện trợ quân sự mới- Tàu du lịch vũ trụ của SpaceX phát nổ trong lần phóng thử nghiệm đầu tiên
Tiếp theo Ba Lan và Hungary, Slovakia là thành viên thứ 3 của Liên minh châu Âu cấm nhập khẩu lương thực từ Ucraina với lý do bảo vệ ngành nông nghiệp trong nước. Bungary cũng cho biết đang xem xét để ban hành lệnh cấm tương tự. Động thái này của một số quốc gia Đông Âu đang vấp phải những tranh cãi trái chiều khi Liên minh châu Âu cho rằng lệnh cấm nhập khẩu đơn phương là không thể chấp nhận. Dự kiến trong tuần này, đại diện các nước thuộc Liên minh châu Âu sẽ thảo luận về vấn đề miễn thuế đối với các sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm của Ucraina nhằm tìm ra một giải pháp “tôn trọng khuôn khổ pháp lý của Liên minh châu Âu”. Nhưng theo giới phân tích, đây sẽ là bài toán không dễ có lời giải khi động chạm trực tiếp tới lợi ích của một số quốc gia Đông Âu, nhất là khi triển vọng gia hạn Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen – sáng kiến có sự tham gia của Nga nhằm tạo điều kiện xuất khẩu nông sản Ucraina ra thị trường thế giới – không mấy lạc quan. Phóng viên Hải Đăng, thường trú Đài TNVN tại CH Séc, theo dõi khu vực Đông Âu phân tích rõ hơn vấn đề này.
“Tự chủ chiến lược” là một khái niệm được Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nhiều lần kêu gọi Châu Âu cần hướng đến. Thời gian gần đây, nhà lãnh đạo Pháp thường xuyên nhấn mạnh chủ đề này trong các tuyên bố của mình. Chuyến thăm hai ngày tới Hà Lan hiện nay của ông Macron cũng gây chú ý, một phần vì bài diễn văn quan trọng của ông tại thành phố La-Hay về nỗ lực “tự chủ chiến lược của châu Âu” . Việc lựa chọn Hà Lan để đưa ra quan điểm về “tự chủ chiến lược của châu Âu” hẳn là một động thái có chủ ý của Tổng thống Pháp. Vậy quan điểm của ông có gì mới so với những tuyên bố trước đó? PV Quang Dũng – thường trú Đài TNVN tại Pháp phân tích vấn đề này.
Chuyến thăm Trung Quốc đồng thời của Tổng thống Pháp và Chủ tịch Ủy Ban châu Âu được ch là cơ hội “thiết lập lại” mối quan hệ giữa Trung Quốc và châu Âu. Nhiều ý kiến cho rằng chuyến công du này diễn ra thành công với nhiều kết quả tích cực trong mối quan hệ giữa các bên.
Hai chuyến thăm cùng thời điểm của Tổng thống Pháp Macron và Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen tới Trung Quốc đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Đây được coi là chuyến thăm rất quan trọng trong việc cài đặt lại quan hệ giữa châu Âu và Trung Quốc sau nhiều bất đồng thời gian vừa qua, bởi như cách nói của bà Ursula von der Leyen, “việc EU rời xa Trung Quốc là không khả thi”. Mặc dù có rất nhiều vấn đề quan trọng sẽ được đề cập trong cuộc gặp của các nhà lãnh đạo châu Âu với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, trong đó có cuộc gặp ba bên giữa ba nhà lãnh đạo, song nội dung được chú ý nhiều nhất là vấn đề Ukraine. Theo đó, ông Macron và bà Ursula von der Leyen được cho là sẽ cố gắng tác động để Trung Quốc thể hiện vai trò rõ nét trong cuộc xung đột Ukraine, hướng tới tìm kiếm những giải pháp ngoại giao khả thi cho cuộc xung đột này. Tuy nhiên, liệu có thể chờ đợi những kết quả khả quan sau các cuộc gặp này?
Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đẩy mạnh phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công, 03 Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2023, thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.- Nữ võ sĩ Nguyễn Thị Tâm đi vào lịch sử boxing Việt Nam khi chuẩn bị tranh ngôi vô địch trong trận chung kết giải vô địch thế giới.- Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu đã thông qua kế hoạch gửi cho Ucraina một triệu viên đạn pháo trong vòng 12 tháng tới.Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc kêu gọi giảm leo thang căng thẳng giữa Israel và Palestine.
Ngay sau chuyến công du của Thủ tướng Đức Ô-láp Xôn, tuần này Thủ tướng Italia Giooc-gia Mê-lô-ni cũng tới thăm Ấn Độ 2 ngày. Điều này cho thấy các nền kinh tế hàng đầu châu Âu đang đặc biệt quan tâm đến quốc gia Nam Á, trong lúc các quốc gia đang đẩy mạnh chính sách đa dạng hóa các mối quan hệ quốc tế nhằm tìm kiếm những cơ hội hợp tác kinh tế và an ninh mới. Trong bối cảnh khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đang ngày càng thu hút sự quan tâm của thế giới với việc các nước lớn đang hướng tới các lợi ích và xây dựng chiến lược của mình tại đây. Bởi vậy, vai trò “cầu nối” từ Tây sang Đông của Ấn Độ ngày càng nổi bật...
Thủ tướng Anh Rishi Sunak tối ngày 27/02 đã chính thức công bố trước Nghị viện Anh chi tiết thoả thuận mới về Bắc Ai-len mà chính phủ Anh và EU vừa đạt được trong chiều 27/02, mở đường cho Vương quốc Anh thiết lập mối quan hệ kinh tế thân cận hơn với Liên minh châu Âu – EU sau một thời gian nước Anh chịu quá nhiều khó khăn do tác động của Brexit.
Anh và Liên minh châu Âu hôm nay bước vào các cuộc đàm phán cuối cùng nhằm sửa đổi giao thức Bắc Ailen. Là một phần quan trọng của thỏa thuận Brexit, song vấn đề này lại đang không chỉ khiến Anh và Liên minh châu Âu ngày một xa cách, mà thậm chí còn gây sóng gió trên chính trường Anh.
Đang phát
Live