
Châu Âu đang chao đảo trước làn sóng người nhập cư từ Trung Đông, Bắc Phi và Tây Balkan. Trong bối cảnh nhiều nền kinh tế còn ốm yếu, tỷ lệ thất nghiệp cao, cuộc xung đột Ukraine còn dai dẳng thì tình trạng người nhập cư có thể tạo thêm gánh nặng lớn đối với Châu Âu. Đứng trước một bên là những giá trị nhân đạo với một bên là bài toàn kinh tế chính trị, cuộc khủng hoảng di cư này đang đẩy Châu Âu đang rơi vào tình trạng “tiến thoái lưỡng nan”.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trao huy hiệu 60 năm tuổi Đảng tặng Nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh.- 9 tháng qua, tăng trưởng kinh tế đạt 4,24%, riêng quý III đạt 5,33% - cao hơn 2 quý trước. Tín hiệu tích cực cho nền kinh tế đến từ nhập khẩu, từ lượng khách quốc tế và sự phục hồi, tăng tốc của dòng vốn FDI …- Khai mạc sự kiện Kết nối công nghệ và Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2023 chủ đề “Đổi mới sáng tạo - Phát triển bền vững".- Hội nghị Bộ trưởng nội vụ Liên minh châu Âu về giải pháp ngăn chặn dòng người di cư không đạt được bất cứ kết quả nào.- Các nghị sỹ đảng Dân chủ đã bác bỏ đề xuất của Chủ tịch Hạ viện yêu cầu Tổng thống Mỹ Joe Biden thỏa hiệp. Nhiều khả năng Chính phủ Mỹ có thể phải đóng cửa vào cuối tuần này.
Từ 01/10 tới đây, 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) sẽ bắt đầu thực hiện thí điểm “Cơ chế điều chỉnh biên giới cacbon” (CBAM) đối với một số loại hàng hoá nhập khẩu vào các thị trường này. Từ năm 2026, doanh nghiệp sẽ bị đánh “thuế các-bon” - nghĩa là phải mua “chứng chỉ khí thải” đối với hàng hoá khi xuất khẩu vào thị trường EU - dựa trên cường độ phát thải khí nhà kính trong quy trình sản xuất tại nước sở tại theo quy định CBAM. Thời điểm tháng 10/2023, khi EU yêu cầu tuân thủ Cơ chế điều chỉnh biên giới cacbon (CBAM) đối với một số loại hàng hoá nhập khẩu vào thị trường này thì Việt Nam cũng đã bước sang năm thứ 4 thực thi hiệp định EVFTA - là hiệp định thương mại tự do song phương giữa Việt Nam và EU. Đây là hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, tiêu chuẩn cao của Việt Nam, với mức độ cam kết rất cao ở nhiều lĩnh vực, từ tiêu chuẩn hàng hoá đến sở hữu trí tuệ, lao động, môi trường… so với các hiệp định thương mại tự do (FTA) trước đây. Những vấn đề đặt ra khi EU thực thi “Cơ chế điều chỉnh biên giới các-bon” đối với hàng hoá nhập khẩu là câu chuyện cùng TS Nguyễn Văn Hội – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương.
Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh, đối ngoại của Liên minh châu Âu – ông Josep Borrell cảnh báo, nhập cư có thể trở thành một “thế lực làm tan rã” khối 27 quốc gia khi một số nước thành viên không muốn tiếp nhận người di cư.
Trong bối cảnh dòng người nhập cư ồ ạt đổ vào đảo Lampedusa, Italy, hôm qua, trong chuyến thị sát đến hòn đảo, Chủ tịch Uỷ ban châu Âu Ursula von der Leyen tuyên bố sẽ có những động thái nhằm giảm bớt áp lực người nhập cư cho các quốc gia được coi là nằm ở tuyến đầu như Italy.
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), ngày 14/9, đã tiếp tục tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản lên 4%, mức cao nhất kể từ khi định chế tài chính này được thành lập vào năm 1999, trong nỗ lực đưa mức lạm phát về mức 2%.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula Von De Leyen đã có bài phát biểu thường niên kéo dài hơn một giờ đồng hồ. Bài phát biểu đề cập những vấn đề cấp bách nhất mà Liên minh châu Âu đang phải đối mặt, trong đó được quan tâm nhiều nhất là chính sách năng lượng và chính sách khí hậu của EU, trong bối cảnh vẫn còn rất nhiều đồn đoán về sức chống chịu của EU trong mùa đông tới. Cùng với những chính sách chung của toàn khối, điều mà nhiều người chờ đợi ở bài phát biểu của bà Ursula Von De Leyen là kế hoạch của cá nhân bà khi cuộc đua vào vị trí Chủ tịch Ủy ban châu Âu diễn ra năm sau. 4 năm trong nhiệm kỳ đầu tiên, bà Ursula Von De Leyen đã chèo chống đưa EU vượt qua những giai đoạn vô cùng khó khăn, vì vậy đang có rất nhiều đồn đoán về việc bà có thể tìm kiếm nhiệm kỳ thứ hai. Phóng viên Anh Tuấn, thường trú Đài TNVN tại Pháp, theo dõi khu vực châu Âu thông tin chi tiết hơn về vấn đề này.
Bên lề Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại New Zeland (Ấn Độ) vừa diễn ra, một liên minh gồm một loạt quốc gia cùng Ấn Độ đã công bố kế hoạch đầy tham vọng, nhằm tạo ra một hành lang kinh tế mới, nối liền châu Âu, Trung Đông và Ấn Độ, thúc đẩy quan hệ thương mại với những tác động địa chính trị trên phạm vi rộng lớn. Kỳ vọng của các nước vào hành lang kinh tế này là rất lớn - Thực tế triển vọng ra sao? PV Phan Tùng - Thường trú Đài TNVN tại Ấn Độ phân tích vấn đề này.
Trong tuyên bố mới nhất, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) cần chuẩn bị sẵn sàng cho việc mở rộng liên minh, kết nạp các quốc gia thành viên mới trước năm 2030. Ông nhấn mạnh đây là một mục tiêu tham vọng nhưng thiết yếu, qua đó khẳng định châu Âu thực sự nghiêm túc trong vấn đề mở rộng quy mô. Cần nhắc lại, Liên minh châu Âu (EU) trước nay vẫn đang tồn tại nhiều bất đồng trong việc kết nạp các thành viên mới thuộc khu vực Tây Ban-căng. Vậy vì sao giới chức Liên minh châu Âu lại thúc đẩy vấn đề vốn gây chia rẽ vào thời điểm hiện nay? Lộ trình và triển vọng nào cho mục tiêu lớn này ra sao? Chuyên gia nghiên cứu về châu Âu Vũ Đoàn Kết, Học viện Ngoại giao phân tích vấn đề này.
Chủ tịch Hội đồng Châu Âu, ngày 28/8, đã thúc giục Liên minh châu Âu (EU) nhanh chóng kết nạp thêm thành viên mới như một nhiệm vụ quan trọng của khối trong thời gian tới.
Đang phát
Live