2024 là một năm đầy thách thức với bộ máy công quyền của New Zealand khi chứng kiến đợt cắt giảm lao động lớn với gần 10 nghìn người bị mất việc nhằm thu gọn bộ máy và tập trung vào lĩnh vực tuyến đầu.
Vấn đề đóng góp tài chính giúp các nước nghèo ứng phó với biến đổi khí hậu tiếp tục trở thành đề tài nóng tại Hội nghị chống biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc diễn ra ở Baku. Đây cũng là nguồn cơn gây căng thẳng giữa các nước giàu và nghèo tại hội nghị năm nay, trong bối cảnh tác động của biến đổi ngày càng khốc liệt.
Bão số 3 (Yagi), siêu bão có sức càn quét kinh hoàng đổ bộ vào Việt Nam, để lại những hậu quả rất nặng nề. Hàng vạn doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Nguy cơ đứt gãy chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng đang hiện hữu. Sự hỗ trợ của các bộ, ngành, địa phương để doanh nghiệp khôi phục sản xuất, kinh doanh là yêu cầu cấp bách đang được đặt ra.
Tiếp tục Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, hôm nay Quốc hội thảo luận ở tổ về “đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023, tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024”. Nhìn lại thực tế 4 tháng đầu năm, với các chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ về việc đẩy mạnh cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính… và những vấn đề đặt ra nhằm đạt các mục tiêu tăng trưởng năm 2024.
Ngày 12/11/2023, Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ đã ban hành công văn số 97 về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020 - 2025. Các Bộ: Công Thương, Tư pháp, Tài chính, Văn hóa - Thể thao và Du lịch được yêu cầu phải trình Thủ tướng các phương án cắt giảm, đơn giản hóa các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh trước ngày 30/11 này. Hơn 10 Bộ ngành khác cũng được yêu cầu khẩn trương hoàn thành việc thực thi phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh đã được phê duyệt tại các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ trước ngày 20/12. Cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh: Vì sao còn chậm? Ông Đậu Anh Tuấn - Phó Tổng thư ký, Trưởng Ban Pháp chế Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng bàn luận về câu chuyện này.
Hôm qua (5-7), Bộ trưởng Năng lượng và Dầu mỏ của các nước thành viên Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) nhóm họp bên lề Hội thảo quốc tế OPEC lần thứ 8 tại thủ đô Viên (Áo) đều ủng hộ chủ trương cắt giảm sản lượng để bình ổn thị trường. Chủ trương này được một số nước sản xuất lớn nằm ngoài OPEC như Ngađồng tình, thể hiện sự đoàn kết và hợp tác giữa các thành viên liên minh OPEC+ bất chấp sức ép chính trị từ Mỹ đòi tăng sản lượng.
Sau nhiều giờ đàm phán tại Viên (Viennae), Áo ,Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đối tác (OPEC+) đã nhất trí cắt giảm sản lượng dầu trong cả năm 2024. Sau quyết định của OPEC+, giá dầu thế giới dự kiến tăng mạnh nửa cuối năm 2023.
Giải quyết vấn đề nhà ở cho công nhân tại các Khu công nghiệp, Khu chế xuất: an cư để công nhân yên tâm lạc nghiệp – Trong chuyên mục Vấn đề xã hội hôm nay chúng tôi đề cập nội dung này. - Cắt giảm điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực đo lường, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội. - Chuyên mục Sắc màu cuộc sống, chúng tôi mời quý vị và đến Yên Bái để tìm hiểu về các mô hình làm giàu từ nguồn vốn chính sách.
Tháng 5/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 68 về chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020 – 2025, trong đó đặt ra mục tiêu cắt giảm, đơn giản hóa ít nhất 20% số quy định, cắt giảm ít nhất 20% chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp. Đồng thời, Nghị quyết 68 nêu rõ phải cắt giảm các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh, không phân biệt đó là thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh hay thủ tục kiểm tra chuyên ngành, nếu gây khó khăn cho doanh nghiệp sẽ bị bãi bỏ. Đây là điểm khác biệt căn bản so với các nghị quyết về cải thiện môi trường kinh doanh trước đó. Rõ ràng, năm 2021 và năm 2022 sẽ là những năm bản lề để thực hiện mục tiêu đề ra của nghị quyết 68. Con số 20% cắt giảm trong quy định của pháp luật, cũng như chi phí cho doanh nghiệp – sẽ là ít nếu như tất cả đều vào guồng với cùng một mục đích vì doanh nghiệp, vì nhân dân, nhưng cũng sẽ là nhiều và thách thức nếu như khâu thực thi chính sách còn khoảng cách xa vời với chính sách, và các bộ ngành, địa phương vẫn giữ lợi ích của riêng mình. Chương trình Đối thoại hôm nay sẽ bàn sâu hơn câu chuyện: Nỗ lực cho mục tiêu cắt giảm 20% chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp với sự tham gia của hai vị khách mời là Tiến sỹ Tô Hoài Nam- Phó Chủ tịch thường trực Kiêm Tổng thư ký Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam và chuyên gia kinh tế, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh.
Tại Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2021, Chính phủ thống nhất cắt giảm tối thiểu 50% kinh phí hội nghị, công tác trong và ngoài nước còn lại của các bộ, cơ quan trung ương, địa phương và tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên khác còn lại của năm 2021 để bổ sung nguồn phòng, chống dịch Covid-19, tăng đầu tư phát triển và nhiệm vụ an ninh, quốc phòng cần thiết. Đây là quyết định hợp lòng dân, một việc làm thiết thực, giải pháp hữu hiệu để chống lãng phí.
Đang phát
Live